Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Thuốc kháng virut điều trị viêm gan B (LAM và TDF) không ảnh hưởng tới thai nhi

Nồng độ HBV DNA là một dấu ấn rất có giá trị trong tiên lượng tiến triển bệnh do nhiễm virut viem gan B (HBV). HBV DNA tăng cao thì nguy cơ ung thư gan, xơ gan cũng tăng cao. Nghiên cứu cho thấy nếu HBV DNA thấp (khoảng 300 copies/ml) thì sau 12 năm tỷ lệ ung thư gan chỉ là 3%, trong khi đó nếu HBV DNA >105 copies/ml thì tỷ lệ ung thu gan là 15,2%. Nguy cơ này cũng xảy ra tương tự trên những người mang HBV mạn tính không triệu chứng, tức là cả khi men gan trong giới hạn bình thường. Như chúng ta được biết thì tỷ lệ thanh thiếu niên nhiễm HBV từ Bố Mẹ qua đường sinh sản thường có men gan bình thường nên không được quan tâm điều trị hoặc nếu được quan tâm thì một vấn đề thường xuyên được đặt ra là sự lo lắng về tính an toàn của các thuốc kháng virut đối với phụ nữ có thai, cho con bú và thanh niên ở tuổi sinh sản.
Các câu hỏi thường được bệnh nhân và người nhà đặt ra cho các Bác sỹ là thuốc kháng virut có ảnh hưởng tới dị tật bẩm sinh, tỷ lệ sinh non, thai chết lưu…hay không? Cho đến nay trên các bản hướng dẫn sử dụng thuốc kháng vi rut chưa có công ty nào khuyến cáo cho phép sử dụng cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú. Hầu hết các thuốc đều được khuyên ngừng điều trị trước khi có thai ít nhất 6 tháng, kể cả nam và nữ. Đây là một trở ngại rất lớn cho các Bác sỹ kê đơn cũng như là một nổi lo của rất nhiều bệnh nhân. Bởi vì, nếu không điều trị thì nguy cơ ung thư tăng, tỷ lệ lây truyền cho con cao, hoặc là vô sinh vì virut làm giảm chức năng của tinh trùng. Nếu điều trị khi ở độ tuổi sinh đẻ, khi có thai, cho con bú thì lo lắng về nguy cơ ảnh hưởng đên thai nhi như đã đề cập ở trên.
Tất cả những câu hỏi, những lo lắng như đã đề cập ở trên gần đây đã được giải quyết qua nghiên cứu của tác giả Brown RS Jr và cộng sự từ Trung tâm ghép tạng và bệnh gan, Trường Đại học Y Comlumbia, Mỹ. Nghiên cứu tiến hành theo dõi 13.711 bệnh nhân benh gan sieu vi B được điều trị bằng Lamivudine và Tenofovir disoproxil fumarate (TDF) từ năm 1989 đến năm 2011. Kết quả cho thấy tỷ lệ dị tật bẩm sinh của nhóm điều trị thuốc kháng virut tương đương như ở quần thể không điều trị thuốc này {2,8%, 95% (CI 2,6-3,1%) so với 2,72% (2,68-2,76% p=0,87)}. Tỷ lệ dị tật bẩm sinh giữa nhóm điều trị thuốc ở 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai so với 3 tháng giữa và 3 tháng cuối là như nhau (3,0% so với 2,7%).
Từ những kết quả nghiên cứu trên người ta nhận định rằng không có bằng chứng chứng minh về tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh cũng như tỷ lệ thai chết lưu trên những người mang thai được điều trị bằng lamivudine hoặc TDF so với quần thể bình thường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét