Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

12 triệu người nhiễm virut viêm gan B

Theo thông tin công bố tại Hội nghị Gan Mật toàn quốc khai mạc ngày 28/9, ở Hà Nội, trong 20 triệu người này, có 12-16 triệu người bị nhiễm virus viêm gan B (khoảng 5 triệu người bị viêm gan mãn tính, xơ gan hoặc ung thư gan). Riêng viêm gan C hiện chưa có vaccxin tiêm phòng, nên nguy cơ lây nhiễm càng tăng: khoảng 4,5 triệu người Việt Nam bị nhiễm virus viêm gan C, trong đó khoảng 3 triệu người bị viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan. Hiện đã có 7 loại thuốc điều trị bệnh viêm gan virus đạt kết quả khoảng 80%, nhưng thời gian điều trị kéo dài hàng năm với chi phí điều trị cao: 3,5-4 triệu đồng/tháng, tạo nên gánh nặng cho người bệnh.
Số người nhiễm virus viêm gan ở Việt Nam đang ở mức báo động.

Phong trào toàn dân chung tay "đánh gục" virus viêm gan trong cả nước do Hội Gan Mật Việt Nam đã phát động năm 2012, đã khám, xét nghiệm cho hơn 3 triệu người, phát hiện gần 148.000 người nhiễm virus viem gan B, hơn 19.000 người nhiễm virus viêm gan C và 3.507 người bị ung thư gan.
Theo TS Đinh Quý Lan, để ngăn chặn dịch bệnh lây lan, cần nhiều giải pháp chiến lược, nhưng trọng tâm là vận động báo chí vào cuộc, truyền thông về 3 đường lây chính: đường máu, lây từ mẹ sang con, lây qua đường tình dục; tiêm phòng vaccxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh và những người có nguy cơ cao như nhân viên y tế, nhân viên trong trại cai nghiện, trại phục hồi nhân phẩm.

Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Dùng chung 2 loại thuốc để chữa viêm gan siêu vi C

Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ vừa công bố kết quả nghiên cứu cho thấy việc kết hợp một số loại thuốc có thể chữa lành bệnh viêm gan siêu vi C.
Một nhóm các nhà khoa học do bác sỹ Anthony Fauci thuộc Viện Y tế Quốc gia của Hòa Kỳ, đứng đầu đã tiến hành một cuộc khảo sát các bệnh nhân sống trong những khu vực thành thị nghèo khó, hầu hết là người Mỹ gốc Phi, mắc các bệnh gan. Những bệnh nhân này được sử dụng loại thuốc Sofosbuvir mới, chưa được chứng nhận bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).
Dùng chung 2 loại thuốc để chữa viêm gan siêu vi C

Bác sỹ Fauci cho biết thuốc Sofosbuvir là loại thuốc tác dụng trực tiếp vào virus viêm gan siêu vi C, tác động vào một trong những enzyme quan trọng đối với loại virus này để tái tạo chính nó. Song song với dùng thuộc Sofosbuvir, các bệnh nhân cũng được chỉ định sử dụng loại thuốc Rivavirin giúp chống lại viêm gan siêu vi C. Kết quả cho thấy sau một thời gian sử dụng cả hai loại thuốc, có từ 50-70% bệnh nhân được chữa khỏi và các xét nghiệm sau đó cho thấy không có virus viêm gan siêu vi C trong máu của các bệnh nhân này.
Ngoài ra, sự phối hợp các loại thuốc này được ghi nhận có rất ít tác dụng phụ và chưa có bệnh nhân nào bỏ cuộc hay ngưng chữa trị.
Viêm gan siêu vi C là bệnh viêm gan mãn tính và được coi là "kẻ giết người thầm lặng" bởi hầu hết bệnh nhân không biết mình bị nhiễm cho tới khi căn bệnh phát triển tới giai đoạn nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân chẩn đoán sớm sẽ ngăn ngừa được ung thư gan hoặc suy gan và có nhiều cơ hội được chữa lành.
Bác sỹ Fauci nhấn mạnh người bệnh cần tích cực kiểm tra và được chẩn đoán bệnh thường xuyên.
Theo Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO), trên thế giới có ít nhất 150 triệu người mắc viêm gan siêu vi C. Bệnh viêm gan mãn tính này có đủ mọi mức độ từ nhẹ tới gây tử vong và hiện chưa có vắcxin phòng ngừa bệnh này./.

Thứ Hai, 23 tháng 9, 2013

Mật nhân và cà gai leo chữa bệnh viêm gan B

Cây Cà gai leo (Sonalum procumbens L.) là dược liệu đang được giới khoa học quan tâm vì hiệu quả của nó đối với việc hỗ trợ điều trị bệnh viem gan B mạn tính và ngăn chặn xơ gan tiến triển. Các thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh chế phẩm Giải độc gan của Tuệ Linh có thành phần 250mg cao Cà gai leo và 250mg cao Mật nhân có khả năng làm âm tính vi rút viêm gan B và hạ men gan trong máu rất tốt. Đề tài “Đánh giá kết quả bước đầu của viên Giải độc gan Tuệ Linh (có thành phần Cà gai leo và Mật nhân) trong hỗ trợ điều trị viêm gan vi rút B mạn tính” với thử nghiệm lâm sàng.
Đặc biệt trong đề tài này áp dụng kỹ thuật Real time-PCR để định lượng HBV-DNA trong máu bệnh nhân, đây là phương pháp đặc hiệu nhất hiện nay cho kết quả tin cậy (ngưỡng phát hiện 100 copies/ml). Kết quả sau khi thử nghiệm, các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, gan to, đau hạ sườn phải, vàng da ở nhóm được đưa vào nghiên cứu giảm nhanh sau 1 tháng và hết hoàn toàn sau 2 tháng sử dụng. Men gan (AST, ALT) về bình thường sau 3 tháng và 6 tháng lần lượt là 60,6% và 72,7%. Các xét nghiệm nồng độ vi rút ở trong máu (HBV-DNA là chỉ số đánh giá trực tiếp sự phát triển cũng như thoái lui của nguồn bệnh) cho thấy: sau 3 tháng sử dụng viên Giải độc gan Tuệ Linh, có 18,2% có nồng độ HBV-DNA về dưới ngưỡng phát hiện; tỷ lệ 3% giảm 1.000.000 lần nồng độ vi rút trong máu; 9,1% giảm 100.000 lần; 12,1% giảm 10.000 lần; 15,6% giảm 1.000 lần và 15% giảm 100 lần. Tỷ lệ chuyển đảo huyết thanh với HBe là 37,5% và có anti-HBe (+) là 54,5%, đặc biệt có 2/33 (6,1%) âm tính HBsAg.
Qua 6 tháng theo dõi, trong suốt quá trình thử nghiệm và sử dụng viên Giải độc gan Tuệ Linh đã không gặp bất cứ một triệu chứng lâm sàng cũng như xét nghiệm bất thường nào, chức năng gan được cải thiện rõ, chức năng thận bình thường, không có trường hợp nào xuất hiện các tác dụng ngoại ý như đau đầu, nổi mẩn ngứa… Điều này cũng giống như các kết luận lâm sàng trước đây của Cà gai leo.
Tuy nhiên, theo ý kiến của hội đồng nghiệm thu thì mẫu nghiên cứu đề tài còn nhỏ (33 trường hợp), thời gian thực hiện ngắn (6 tháng). Trong khi đó, các thuốc tốt nhất trên thế giới hiện nay để điều trị viêm gan vi rút B mạn tính cũng phải dùng kéo dài từ 2 năm trở lên. Vì vậy cần có các nghiên cứu tiếp theo thử nghiệm trên nhiều trường hợp hơn, thời gian dài hơn và chuyển thành dạng thuốc dùng điều trị viêm gan B trong các cơ sở điều trị.

Thứ Bảy, 21 tháng 9, 2013

Chế độ ăn uống cho người bị bệnh viêm gan

Hiện tôi đang bị bệnh viêm gan C mãn tính, đang chích và uống thuốc. Cho tôi hỏi: 1. Những món ăn, thức uống nào nên và không nên sử dụng? 2. Hằng ngày tôi uống nước dừa và rau má có được không?
Trả lời của bác sĩ:
1- Các bệnh lý về gan không riêng gì viêm gan siêu vi C cần lưu ý trong chế độ ăn uống như sau:
- Hạn chế thức ăn béo, nhất là chất béo có nguồn gốc từ động vật (mỡ các loại, bơ) vì dễ làm béo phì, rối loạn mỡ máu và tích tụ mỡ trong gan gây nên gan nhiễm mỡ, làm nặng thêm tình trạng bệnh gan sẵn có (viêm gan siêu vi C trong trường hợp của bạn).
- Hạn chế thức ăn chứa nhiều chất sắt như thịt có nhiều màu đỏ (thịt bò, thịt heo), lòng đỏ trứng, rau có màu xanh đậm như cải xoong, súplơ xanh vì dễ gây ứ đọng chất sắt trong cơ thể và trong gan trừ trường hợp bạn bị thiếu máu hay đang có thai thì cần bổ sung đủ chất sắt.
- Không nên sử dụng thức uống có cồn (rượu, bia...).
2- Hằng ngày bạn uống nước dừa tươi và rau má thì tốt cho sức khỏe chứ không riêng gì cho bệnh gan mật. Tuy nhiên cần lưu ý liều lượng: 1 trái dừa/ ngày và 1 ly rau má/ngày. Không nên cho thêm đường vào nước dừa tươi cũng như chỉ pha ít đường vào rau má cho vừa miệng là tốt.
- Rau má có tác dụng làm hạ huyết áp, làm bền thành mạch, có tác dụng lợi tiểu nhẹ, lợi mật, tăng bài tiết mật chống táo bón và hỗ trợ giải độc gan. Rau má còn giúp mau lành vết thương. Ngoài ra rau má còn giúp cải thiện hàm lượng dưỡng khí trong tế bào thần kinh.
- Nước dừa tươi là nước uống tự nhiên vô trùng tuyệt đối. Nước dừa giúp cung cấp nước và khoáng chất cho cơ thể. Nước dừa tươi có tác dụng kháng khuẩn nhẹ và có lợi cho đường tiêu hóa, kích thích miễn dịch của cơ thể. Nước dừa tươi không chỉ là nước giải khát mà còn giúp tăng cường trao đổi chất trong cơ thể. Nước dừa còn có tác dụng lợi tiểu nhẹ, ngăn ngừa hình thành sỏi thận và giúp dễ dàng tống sỏi thận ra ngoài cơ thể.
- Món nước dừa trộn với nước ép rau má là thức uống giải khát khá tốt giúp cung cấp nước và khoáng chất, giải nhiệt cho cơ thể, đồng thời có tác dụng lợi gan mật, giải độc cho cơ thể chúng ta.

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Bệnh nhân được con trai hiến gan sắp xuất viện

Mắc bệnh viêm gan siêu vi B và xơ gan giai đoạn cuối do uống nhiều rượu bia, ông H.C.T. đã vượt qua ca ghép từ phần gan của cậu con trai 18 tuổi hiến tặng. Đây là bệnh nhân thứ 2 thực hiện ghép gan trên người lớn tại bệnh viện Chợ Rẫy.
Như Dân trí đã đưa tin, ngày 15/8 các bác sĩ đến từ bệnh viện ASAN, Hàn Quốc đã kết hợp với nhóm đồng nghiệp tại bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện ca ghép gan cho bệnh nhân H.C.T. (50 tuổi, ngụ tại TPHCM). Sau 14 tiếng khẩn trương và tỉ mẩn đến từng đường dao mũi kéo, cuộc phẫu thuật cắt ghép phần gan có trọng lượng 750gr từ người con cho người cha được hoàn tất.
Ngày 27/8 sau ca mổ hiến gan cho cha, sức khỏe của chàng thanh niên nhanh chóng bình phục nên đã được xuất viện. Người cha tiếp tục được các bác sĩ chăm sóc và theo dõi các chỉ số sau ghép. Hơn một tháng sau khi được ghép gan, trên cơ sở đánh giá tổng trạng sức khỏe của bệnh nhân, TS.BS. Phạm Hữu Thiện Chí, Phó khoa ngoại Gan - Mật - Tụy, cho biết hiện sức khỏe của ông H.C.T. tiến triển tốt, tất cả các chỉ số về gan đã ổn định bệnh nhân đã có thể xuất viện.
BS Phạm Hữu Thiện Chí khuyến cáo, người sau cho gan cần phải hạn chế các môn thể thao nặng, làm căng cơ bụng ít nhất trong vòng 1 năm. Người được ghép gan sau khi xuất viện nên hạn chế ra ngoài nhiều vì hiện sức đề kháng yếu hơn so với người bình thường nên dễ bị các loại bệnh khác tấn công.
Trường hợp ghép gan của ông H.C.T. là ca ghép gan thứ 2 với sự hỗ trợ của đoàn chuyên gia từ bệnh viện ASAN, Hàn Quốc thực hiện tại Chợ Rẫy. Năm 2012, Chợ Rẫy đã thực hiện ca ghép gan người lớn đầu tiên, tuy nhiên rủi ro đã xảy ra khi bệnh nhân bị xuất huyết ồ ạt rồi tử vong khi đang được theo dõi hậu phẫu tại bệnh viện.
PGS TS Nguyễn Tấn Cường, nguyên Trưởng khoa ngoại Gan Mật Tụy BV Chợ Rẫy, cho biết, ghép gan là một trong những kỹ thuật khó nhất về ghép tạng. Hiện nay, nhu cầu cần ghép gan nói riêng và ghép tạng nói chung là rất lớn, tuy nhiên việc tìm được nguồn tạng phù hợp là rất khó khăn. Ngoài việc phải đảm bảo các chỉ số phù hợp, người cho tạng cần phải vượt qua được rào cản tâm lý. Vấn đề cho hiến tạng ở Việt Nam còn khá khiêm tốn, ngay cả đối với các trường hợp chết não.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Bị bệnh viêm gan C điều trị ở đâu

Chào bác sĩ,
Tôi bị bệnh viêm gan siêu vi C. Xét nghiệm kết quả là 1080 virut/1 ml máu. Tôi đã dùng thuốc bổ gan, Diệp hạ châu. Tôi muốn hỏi bệnh của tôi điều trị ở bệnh viện nào là tốt nhất?
(Vinh - Q. Hải Châu, TP Đà Nẵng).


Bạn Vinh mến,
Bệnh gan siêu vi C (VGSVC) có triệu chứng lâm sàng thường mơ hồ, trong khi đó hậu quả thường nặng nề là xơ gan, ung thư gan. Vấn đề điều trị đặc hiệu siêu vi gây viêm gan C vẫn còn nhiều khó khăn cũng như tốn kém về mặt thời gian và tiền bạc.
Trước khi bắt đầu điều trị, bạn phải làm xét nghiệm 2 yếu tố quan trọng có vai trò tiên lượng cho thành công cũng như thời gian cần thiết của điều trị là: kiểu gen của siêu vi gây viêm gan C và định lượng siêu vi trong máu; và một vài chỉ số khác như SGOT, SGPT, siêu âm…
Với những gì bạn cung cấp, BS không đủ cơ sở để hướng dẫn cụ thể được. Bạn nên đi khám để được tư vấn điều trị nhé.
Ở miền Nam có một số cơ sở y tế đáng tin cậy điều trị VGSVClà BV Nhiệt Đới, Bệnh Viện Đại học Y dược:
Bệnh viện Nhiệt Đới TP.HCM: 190 Bến Hàm Tử, P.1, Q.5, TPHCM
ĐT: (08) 3923 5804 - 3923 8704
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM: 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, TPHCM
ĐT: (08) 3855 4269

Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Tại sao việc tầm soát bệnh là quan trọng?

Tại sao việc tầm soát bệnh là quan trọng?
Tầm soát là cách tốt nhất để biết là có nhiễm bệnh hay chưa. Đa số người bệnh không biết là “Đã nhiễm bệnh”, vì họ vẫn cảm giác khỏe & nhìn bề ngoài vẫn bình thường. Việc phát hiện bệnh sớm rất quan trọng vì giúp điều trị có hiệu quả cao
Nhiều người bệnh viêm gan siêu vi C mạn không có triệu chứng & không hề biết là đã bị nhiễm bệnh. Có khi sau nhiễm bệnh 30 năm, triệu chứng mới biểu hiện. Nhưng tiếc thay, tổn thương gan vẫn diễn ra trong giai đoạn này
Nên tầm soát bệnh viêm gan siêu vi C cho đối tượng nào?
Câu trả lời là: Tất cả mọi người đều phải được xét nghiệm kiểm tra xem có bệnh hay không, vì hiện nay, chưa có thuốc chủng ngừa cho viêm gan siêu vi C, trong khi con đường lây truyền lại đa dạng. Tuy nhiên, có một số đối tượng cần chú ý tầm soát định kỳ vì tỷ lệ nhiễm bệnh viêm gan siêu vi C rất cao. Ví dụ: tiêm chích xì ke thường xuyên; có từng tiêm chích xì ke trong quá khứ, dù chỉ là 1 lần, hoặc đã xảy ra từ lâu; có nhiễm HIV; có bất thường về chức năng gan qua xét nghiệm máu; hoặc có bệnh gan. Đặc biệt, những người có truyền máu hoặc ghép tạng trước 1992 là đối tượng hàng đầu bị nhiễm siêu vi C
Ngoài ra, người làm công tác y tế, bị kim đâm từ người đã bệnh viêm gan siêu vi C, người nhận máu & tạng từ NGƯỜI CHO vừa mới biết có nhiễm viêm gan siêu vi C, hoặc trẻ có mẹ bệnh viêm gan siêu vi C đều phải làm xét nghiệm kiểm tra
Bệnh gan siêu vi C cấp có biểu hiện ra sao?
Khi bị nhiễm bệnh lần đầu, có người có biểu hiện “nhiễm trùng cấp”. Mức độ bệnh từ nhẹ đến nặng.Có khi cần phải nhập viện & nguy hiểm đến tính mạng do suy gan cấp. Gọi là viêm gan siêu vi C cấp khi bệnh lý về gan xảy ra trong vòng 6 tháng kể từ lúc mới nhiễm bệnh.
Có người “tự chống trả” siêu vi, bệnh tự khỏi, siêu vi tự hết sạch trong cơ thể, tỷ lệ: 15-25%, đa số người bệnh diễn tiến sang thể mạn tính chiếm tỷ lệ 75-85%
KHÔNG PHẢI MỌI NGƯỜI BỊ VIÊM GAN SIÊU VI C CẤP ĐỀU CÓ TRIỆU CHỨNG. Hầu hết người nhiễm bệnh có triệu chứng trong vòng 2 tuần đến 6 tháng sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Triệu chứng kéo dài vài tuần đến vài tháng. Các dấu hiệu nhiễm bệnh bao gồm một hay nhiều các dấu chứng sau:
Sốt
Mệt mỏi
Chán ăn
Buồn nôn
Nôn ói
Đau bụng
Phân màu xám
Tiểu sậm màu
Đau khớp
Vàng da

Lây truyền qua đường tình dục của viêm gan siêu vi C có gì đặc biệt không?

Khi mới được thông báo là đã nhiễm siêu vi C, chúng ta có thể trải qua nhiều cảm xúc khác nhau: hoảng sợ, giận dữ, buồn rầu, hoang mang. Hoảng sợ vì nghe nói là viêm gan siêu vi C rất dễ đưa đến xơ gan, ung thư gan, mà ung thư gan thì coi như là chết chắc. Rồi giận dữ, giận là không hiểu vì sao mình lại nhiễm phải siêu vi này, không nghĩ được ra lý do nào hết. Rồi buồn rầu vì nghe nói điều trị sẽ mệt mõi và tốn kém lắm, mà có điều trị được hay không nữa chứ? Và tất cả cảm xúc này, tất cả các câu hỏi mà chẳng biết đâu là câu trả lời thích đáng này, sẽ đưa ta vào cảm giác hoang mang. Hoang mang vì không biết sẽ đối mặt với căn bệnh viêm gan siêu vi C như thế nào? Phải bắt đầu từ đâu?
Tuy nhiên, các cảm xúc này lần lượt đến và cũng sẽ lần lượt đi, nếu chúng ta hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Theo ước tính của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, có trên 170 triệu người bị viêm gan C mạn tính, vậy có đôi điều bạn nên yên tâm là: 1) căn bệnh này không hiếm tức là sẽ có những nghiên cứu chuyên sâu và những chuyên gia am hiểu về căn bệnh này 2) bạn không phải là người duy nhất phải đối phó với căn bệnh này.
Trước hết, hãy bắt đầu với khái niệm thế nào là viêm gan. Viêm gan là tình trạng tế bào gan bị viêm nhiễm. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm gan là do siêu vi, trong đó phổ biến là benh gan sieu vi B và C, ngoài ra còn có những siêu vi khác như D, E, F, G... Không những vậy viêm gan còn do nhiều nguyên nhân khác như: uống nhiều rượu bia, do thuốc, do bệnh chuyển hóa hay do bệnh tự miễn.
Tóm lại, viêm gan C do siêu vi C gây ra, sự tồn tại của viêm gan siêu vi C được nhận biết vào thập kỉ 70 của thế kỉ trước khi siêu vi này đã được gọi là ”không A không B”, và được chứng minh vào năm 1989. Siêu vi C lây truyền qua đường máu, tương tự như viêm gan siêu vi B, nhưng hiếm khi lây qua đường tình dục. Bệnh còn xảy ra do tiếp xúc với dịch tiết của người đã nhiễm bệnh. Nguyên nhân thường gặp của nhiễm bệnh là qua truyền máu, hay tiếp xúc với các sản phẩm khác có dính máu (ghép tạng, dùng chung kim & ống chích, dụng cụ thử đường huyết từ người đã nhiễm bệnh). Cũng lưu ý là con đường lây truyền từ mẹ sang con xảy ra rất hiếm.
Một số câu hỏi được đặt ra để làm rỏ hơn về viêm gan siêu vi C và vơi đi sự hoang mang là:
Lây truyền qua đường tình dục của viêm gan siêu vi C có gì đặc biệt không?
Câu trả lời là có. Một số yếu tố làm bệnh viêm gan siêu vi C dễ lây truyền qua đường tình dục hơn, ví dụ: đã có bệnh lây truyền qua đường tình dục trước đó (như giang mai, lậu, mồng gà...), có nhiễm HIV, có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục có nguy cơ chảy máu, nam đồng phái luyến ái...
Điều cần lưu ý là: viêm gan siêu vi C không lây qua nuôi con bằng sữa mẹ. Bệnh cũng không lây qua việc ăn chung mâm cơm. Ôm hôn, bắt tay, ho, hắt hơi cũng không làm lây truyền bệnh. Như vậy, bạn có thể yên tâm về việc: nếu mình bệnh, mình sẽ không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt thường nhật của người thân chung quanh
Tại sao việc tầm soát bệnh là quan trọng?
Tầm soát là cách tốt nhất để biết là có nhiễm bệnh hay chưa. Đa số người bệnh không biết là “Đã nhiễm bệnh”, vì họ vẫn cảm giác khỏe & nhìn bề ngoài vẫn bình thường. Việc phát hiện bệnh sớm rất quan trọng vì giúp điều trị có hiệu quả cao
Nhiều người bệnh VGSVC mạn không có triệu chứng & không hề biết là đã bị nhiễm bệnh. Có khi sau nhiễm bệnh 30 năm, triệu chứng mới biểu hiện. Nhưng tiếc thay, tổn thương gan vẫn diễn ra trong giai đoạn này
Nên tầm soát bệnh viêm gan siêu vi C cho đối tượng nào?
Câu trả lời là: Tất cả mọi người đều phải được xét nghiệm kiểm tra xem có bệnh hay không, vì hiện nay, chưa có thuốc chủng ngừa cho viêm gan siêu vi C, trong khi con đường lây truyền lại đa dạng. Tuy nhiên, có một số đối tượng cần chú ý tầm soát định kỳ vì tỷ lệ nhiễm bệnh viêm gan siêu vi C rất cao. Ví dụ: tiêm chích xì ke thường xuyên; có từng tiêm chích xì ke trong quá khứ, dù chỉ là 1 lần, hoặc đã xảy ra từ lâu; có nhiễm HIV; có bất thường về chức năng gan qua xét nghiệm máu; hoặc có bệnh gan. Đặc biệt, những người có truyền máu hoặc ghép tạng trước 1992 là đối tượng hàng đầu bị nhiễm siêu vi C
Ngoài ra, người làm công tác y tế, bị kim đâm từ người đã bệnh viêm gan siêu vi C, người nhận máu & tạng từ NGƯỜI CHO vừa mới biết có nhiễm viêm gan siêu vi C, hoặc trẻ có mẹ bệnh viêm gan siêu vi C đều phải làm xét nghiệm kiểm tra.

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Chế độ cho người bị bệnh gan nhiễm mỡ

Dấu hiệu nhận biết gan nhiem mo
Hầu hết các bệnh nhân không có triệu chứng và thường được phát hiện tình cờ bởi vì các xét nghiệm chức năng gan bất thường hoặc gan to hoặc siêu âm gan khi khám sức khỏe định kỳ.
Qua kết quả sinh thiết gan cho thấy có 3 loại GNM:
Gan thoái hóa mỡ đơn thuần: gan bị thâm nhiễm bởi chất mỡ, không kèm theo tình trạng viêm gan.
Viêm gan thoái hóa mỡ do rượu: ngoài tình trạng gan bị thâm nhiễm bởi chất mỡ, kèm theo tình trạng viêm gan, mô gan có thể bị sẹo hoặc bị xơ và tiền sử uống rượu nhiều.
Viêm gan thoái hóa mỡ không do rượu: kết quả sinh thiết giống loại trên, nhưng không có tiền sử uống rượu (hoặc uống rượu không đáng kể).
Việc điều trị GNM phụ thuộc vào nguyên nhân của nó và nói chung, điều trị GNM sẽ phục hồi nếu được thực hiện ở giai đoạn sớm.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quyết định trong điều trị
Ngoài việc dùng một số thuốc  bảo vệ gan thì chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh sẽ đóng một vai trò quan trọng đặc biệt giúp phòng ngừa và điều trị gan nhiễm mỡ
Trong dinh dưỡng điều trị, việc đầu tiên người bệnh cần phải thực hiện là:
Kiểm soát lượng carbohydrate (đường bột) ăn vào hàng ngày: nên tránh các loại thực phẩm, đồ uống chứa đường tinh chế, các loại bột ngũ cốc tinh chế. Sự lựa chọn tốt hơn là các loại ngũ cốc giàu chất xơ, các loại đậu, rau quả các loại.
Kiểm soát lượng chất béo ăn vào hàng ngày: loại bỏ hoàn toàn chất béo bão hòa (các loại mỡ động vật, trừ mỡ cá biển), sử dụng chất béo không bão hòa là các loại dầu thực vật như dầu ôliu, đậu lạc, dầu hướng dương…
Sử dụng các chất chống ôxy hóa để đóng góp cho sức khỏe của tế bào gan: đó là các loại trái cây và rau củ với nhiều màu sắc phong phú.
Mỗi một người trưởng thành bị GNM kèm theo thừa cân béo phì thì mức tiêu thụ năng lượng trong một ngày chỉ nên từ 1.300 - 1.400 Kcal.
Cụ thể: lượng thịt, cá hàng ngày khoảng 150 - 200gr; lượng tinh bột: 300gr; dầu thực vật: 20 - 30gr.
Kiêng rượu, bia, thuốc lá.
Ngoài ra, nên kết hợp với tập thể dục đều đặn vừa sức tối thiểu 30 phút mỗi ngày. Tập ít nhất 5 ngày trong tuần.
Làm sao để phòng ngừa GNM?
Để tránh bị GNM, trước tiên, chúng ta cần có chế độ ăn hợp lý: ăn đa dạng, ăn chừng mực, ăn thực phẩm gần với thiên nhiên nhất; Vận động thể lực đều đặn, sống năng động nhằm duy trì cân nặng lý tưởng (nên biết chỉ số BMI của bản thân và BMI lý tưởng phù hợp để tự theo dõi tình trạng dư cân của bản thân); Hạn chế tối đa rượu bia; Cần tham vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh những thuốc gây độc cho gan; Kiểm tra đường huyết, cholesterol và triglyceride máu định kỳ mỗi 6 tháng (hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi cá nhân).
Tóm lại: bệnh nhân GNM nên trao đổi  với bác sĩ dinh dưỡng trước khi bắt đầu bất kỳ loại chế độ ăn uống mới hoặc chương trình tập luyện. Chú ý năng lượng cá nhân và chế độ ăn uống phụ thuộc vào tuổi tác, chiều cao, cân nặng hiện tại, mức độ hoạt động, giai đoạn của bệnh GNM và sự hiện diện của các điều kiện sức khỏe khác như mắc các bệnh khác như: tiểu đường, cholesterol cao...

Xem: thuoc dieu tri viem gan B| virut viêm gan B| chữa bệnh gan

Viêm gan B đối với trẻ nhỏ

Sau sự việc ba trẻ sơ sinh đã tử vong ngay sau khi được các y tá của Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tiêm vắcxin viem gan B (sơ sinh), đã khiến cho rất nhiều phụ huynh tỏ ra băn khoăn về việc tiêm vắcxin phòng ngừa bệnh viêm gan B cho trẻ ngay sau khi sinh 24 giờ.
Để có được nhận định khách quan từ phía chuyên gia về vắcxin, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Đình Bảng, Nguyên viện trưởng Viện Kiểm định Vắcxin và Sinh phẩm y tế quốc gia về việc này.
- Xin giáo sư cho biết ý kiến của mình về sự việc ba trẻ sơ sinh đã tử vong sau khi được các y tá của Bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị tiêm vắcxin viêm gan B (sơ sinh).
Giáo sư Nguyễn Đình Bảng: Sự cố xảy ra đối với ba cháu bé ở tỉnh Quảng Trị là chuyện rất đáng tiếc và đau lòng. Việc các cháu bé tử vong sau khi tiêm vắcxin chữa bệnh viêm gan B vừa qua gây ảnh hưởng đến những người làm công tác quản lý y tế và cho toàn xã hội. Tuy nhiên, theo tôi chúng ta cũng cần những thông tin chính xác.
Bởi, hiện nay có một số báo đưa tin ba cháu bé này chết do vắcxin là chưa đúng. Vì trường hợp của ba cháu bé ở Quảng Trị, chưa thể khẳng định là do vắcxin mà chỉ có thể nói ba cháu bé tử vong sau tiêm chủng.
- Sau khi tiêm 30 phút, ba cháu bé này đã tử vong. Ông đánh giá như thế nào về hiện tượng trên?
Giáo sư Nguyễn Đình Bảng: Sự việc ba cháu bé tử vong một thời gian ngắn chỉ vài chục phút sau tiêm, theo tôi đây là trường hợp mới xuất hiện lần đầu ở Việt Nam, đặc biệt tại một bệnh viện xảy ra đồng thời ba cháu bé tử vong sau ít phút tiêm vắcxin. Quả thực, đây là hiện tượng đau lòng cho gia đình và những bậc cha mẹ.
Tôi nghĩ rằng, nói về nguyên nhân phải chờ kết luận cuối cùng từ phía Bộ Y tế. Bởi, trẻ chết sau tiêm chủng có nhiều nguyên nhân, chứ không phải do vắcxin.
- Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng việc tiêm vắcxin cho trẻ trong 24 giờ sau sinh còn có nhiều khả năng rủi ro. Là một chuyên gia về lĩnh vực này, ông có thể phân tích sâu hơn cho độc giả về những rủi ro này?
Giáo sư Nguyễn Đình Bảng: Việc tiêm vắcxin cho trẻ 24 giờ sau khi sinh có hai ưu điểm là: để kiểm soát được 100% trẻ được tiêm chủng sau khi sinh, thứ hai nữa là để giải quyết được trường hợp những người mẹ có mang kháng nguyên của virut viêm gan B, việc tiêm này nhằm góp phần làm âm tính hóa trường hợp cháu bé sinh ra từ những người mẹ viêm gan B.
Tuy nhiên, trong trường hợp người mẹ bị nhiễm viêm gan B, khi họ sinh con ra thì đó là truyền kháng nguyên chứ không phải truyền virus. Hơn nữa, có kháng nguyên đó chưa chắc bị viêm gan, bởi không phải tất cả các kháng nguyên đều phát triển thành viêm gan. Đặc biệt, để âm tính hóa kháng nguyên có virus viêm gan B ở trẻ em thì phải tiêm nhiều mũi. Do vậy, theo tôi không nên tiêm chủng phòng bệnh này quá sớm cho trẻ.
- Cơ sở khoa học nào để ông khẳng định không nên tiêm phòng viem gan B quá sớm cho trẻ?
Giáo sư Nguyễn Đình Bảng: Virus viêm gan lây qua ba con đường chính gồm: đường tiêm truyền máu, hoặc tiêm chích ma túy (qua con đường tiêm chích). Cách lây truyền thứ hai là qua hoạt động tình dục và con đường thứ ba là từ người mẹ truyền cho con.
Phân tích một cách khoa học như vậy, chúng ta thấy, đối với trẻ em mới sinh ra thì có thể loại trừ phương án liên quan đến vấn đề tiêm chích và đường hoạt động tình dục. Như vậy, chỉ còn khả năng thứ ba là truyền từ người mẹ sang con. Nếu chúng ta kiểm soát tốt người mẹ không bị viêm gan, thì con không bị sao. Cho nên, vì phương diện bảo vệ của trẻ em, tôi nghĩ rằng không nên tiêm sớm quá cho trẻ. Vì bệnh này không lây cho trẻ trong trường hợp với những người mẹ không có bệnh viêm gan.
Trẻ mới đẻ ra mà bị lây theo một trong ba con đường trên thì rất hiếm, nên theo tôi, trong việc tiêm chủng phòng bệnh trên cho trẻ chúng ta không nên vội vàng.
Hiện tiêm cho trẻ sơ sinh chỉ có hai loại vắcxin phòng lao và viêm gan B. Tiêm vắcxin phòng lao cho trẻ sau khi sinh là hoàn toàn đúng, vì bệnh lao lây qua đường hô hấp, từ ô nhiễm không khí, môi trường, người xung quanh, từ đó xâm nhập vào trẻ mới sinh. Nhưng virus viêm gan B thì không lây dễ dàng như vi khuẩn lao, nên tôi chỉ ủng hộ tiêm vắcxin phòng lao cho trẻ nhỏ. Còn với vắcxin chữa viêm gan B, về quan điểm cá nhân, tôi thấy chưa thuyết phục về mặt khoa học. Còn chủ trương lớn của ngành y tế, tôi không có ý kiến gì phản bác, nhưng tôi vẫn không yên tâm với cách tổ chức tiêm sớm quá.
- Là một người có nhiều năm nghiên cứu, kiểm định về vắcxin, để tránh những rủi ro thì quan điểm của giáo sư về vấn đề này như thế nào?
Giáo sư Nguyễn Đình Bảng: Ở trẻ mới sinh từ 1-2 ngày tuổi thì khả năng thích ứng của trẻ với môi trường bên ngoài chưa có. Bởi trẻ đang nằm trong bụng người mẹ, ở nhiệt độ 37 độ, được bảo vệ rất tốt bởi nhiệt độ và nước ối xung quanh. Khi trẻ được đẻ ra trần trụi và tiếp xúc với môi trường bên ngoài, nếu nhà hộ sinh có nhiệt độ điều hòa thì tốt cho trẻ hơn. Nhưng ở những vùng khó khăn, không có điều hòa nhiệt độ, khi trời nóng lên 39-40 độ, thì trẻ trẻ 1-2 ngày tuổi khó thích ứng với môi trường hơn.
Tôi cho rằng, để khắc phục trường hợp này, chỉ nên xem người mẹ có mang mầm bệnh viêm gan hay không. Bởi có rất nhiều bà mẹ không mang virus viêm gan mà tiêm cho con thì chưa hợp lý lắm, khi đó những trẻ sơ sinh đó vẫn có nhiều rủi ro. Theo tôi, nếu người mẹ không bị benh gan sieu vi B, thì không nên tiêm chủng phòng bệnh này quá sớm cho trẻ.
- Có phụ huynh cho rằng, việc tiêm vắcxin ngay tại trạm hộ sinh thì có thể không yên tâm bằng tại các cơ sở chuyên tiêm chủng, xin ông cho biết ý kiến của mình về vấn đề này?
Giáo sư Nguyễn Đình Bảng: Tôi cho rằng, việc tiêm vắcxin tại trạm hộ sinh là chưa hợp lý. Bởi các nữ hộ sinh, họ chỉ giỏi về đỡ đẻ, còn kỹ năng tiêm chủng họ chưa được bồi dưỡng nhiều.
- Ở góc độ chuyên môn, xin ông cho biết việc tiêm nhanh hay tiêm chậm vắcxin có ảnh hưởng đến việc thích ứng của trẻ?
Giáo sư Nguyễn Đình Bảng: Trong tiêm chủng, việc tiêm nhanh quá cũng không được, phải tiêm đúng quy định của chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo tôi, một cháu bé vừa lọt lòng ra, chưa thích ứng được với môi trường, mà lại tiêm vắcxin là chất lạ vào cơ thể, nhất là vắcxin vừa lấy trong tủ lạnh ra, cơ thể đứa bé phản ứng lại là đúng. Tôi cho rằng, trong trường hợp vắcxin đó được lấy từ tủ lạnh ra, thì người tiêm đúng ra nên để ngoài một chút, cho nhiệt độ của vắcxin tăng lên gần tương đương với nhiệt độ cơ thể của trẻ.
Nếu là con cháu tôi, tôi sẽ không để tiêm ngay cho bé như thế. Tôi xin nhắc lại, trong tiêm chủng với trẻ sơ sinh, chúng ta không nên vội vàng quá, bởi trẻ sau khi sinh 1, 2 tháng, ba tháng, thậm chí đến 10 tháng sau vẫn có thể tiêm phòng được. Đối với những trẻ mà người mẹ bị viêm gan B, một mũi tiêm ở nhà hộ sinh không thể tác động để âm tính được ngay những kháng nguyên có virus viêm gan B.
Tôi nghĩ rằng nếu còn tiếp tục cách tiêm như thế, khó tránh khỏi tai biến trong tương lai.

Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Chữa bệnh viêm gan bằng nghệ trắng

Nghệ trắng hay còn gọi là nghệ rừng, nghệ xanh, là loại gia vị rất được ưa chuộng để chế biến thức ăn. Theo YHCT, nghệ trắng có vị cay, đắng, tính hàn, quy vào các kinh tâm, phế, can, có tác dụng hành khí, giải uất, phá ứ lương huyết nên được dùng để trị các chứng kinh nguyệt không đều, có kinh đau bụng, viêm gan vàng da, ho gà, đau nhức gân cốt, cơ nhục, đau tức ngực và mạng sườn, bụng đầy trướng. Dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc chữa bệnh cụ thể từ nghệ trắng để bạn đọc tham khảo và áp dụng khi cần.
Trị đau vùng gan, hoặc bệnh viêm gan mạn tính: nghệ trắng, thanh bì, nga truật, (sao vàng), chỉ xác (thái chỉ, sao vàng), lá móng tay (sao khô), sơn tra, thảo quyết minh, mộc thông, tô mộc, huyết giác đều sao vàng, đồng lượng 10 – 12g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần, trước bữa ăn. Uống liền 3 – 4 tuần.
Trị sỏi túi mật: nghệ trắng (sao khô), chỉ xác, đại hoàng, xuyên luyện tử, sài hồ đều sao vàng, diên hồ sách (chích giấm), mỗi vị 9g; nhân trần, kim tiền thảo đều sao khô, mỗi vị 30g; mộc hương (vi sao) 6g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần, trước bữa ăn. Uống liền 3 – 4 tuần.
Trị băng huyết, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều: nghệ trắng 12g, cỏ mực tươi 30g, hương phụ (tứ chế) 16g, ngải cứu (sao tồn tính) 16g. Sắc uống ngày một thang tới hết băng huyết. Nếu đau bụng kinh, thêm vào thang thuốc trên, tô mộc 16g. Sắc uống, ngày một thang, chia 3 lần trước bữa ăn, vào trước kỳ kinh độ 2 tuần. Uống liền 2 tuần. Có thể lại uống tiếp vài liệu trình nữa vào trước các kỳ kinh lần sau. Nếu chỉ do kinh nguyệt không đều, có thể lấy nghệ trắng, sinh địa, mỗi vị 6g hầm với xương lợn ăn, ngày một lần. Tuần ăn 3 – 4 lần.
Trị đau thắt vùng ngực, đau mạch vành: nghệ trắng, đan sâm, hồng hoa, diên hồ sách (chích giấm), đương quy (chích rượu), mỗi vị 9g; giáng hương 4,5g; tam thất, hổ phách, mỗi vị 3g. Tam thất và hổ phách tán bột mịn chia làm hai phần để uống với nước sắc của các vị thuốc trên, trước bữa ăn 1,5 – 2 giờ. Uống liền 3 – 4 tuần. Tùy theo bệnh tình, có thể lặp lại liệu trình mới.
Trị ho gà: nghệ trắng 20g, rửa sạch giã nát, thêm 20ml rượu trắng 300 vừa đủ ướt, cho vào chén nhỏ, hấp lên mặt nồi cơm sôi, hoặc đun cách thủy trong 1 giờ, gạn lấy dịch chiết uống, ngày 2 – 3 lần. Uống tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Virut viêm gan và tình dục

Nhiều người đã biết viêm gan do virut có thể lây truyền qua thức ăn ô nhiễm hay dùng chung bơm kim tiêm. Nhưng loại bệnh phá hoại gan này còn có thể lây truyền qua đường tình dục. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp giúp bạn đọc hiểu rõ thêm về vấn đề này từ đó có cách phòng tránh bệnh tốt hơn cho bản thân và cộng đồng.
Có bao nhiêu loại viêm gan virut? 3 loại viêm gan chính là viêm gan A, virut viêm gan B và viêm gan C.
Có phải mọi thể viêm gan virut đều có thể lây truyền qua đường tình dục?
Cả 3 thể viêm gan virut A, B và C đều có thể lây truyền qua đường tình dục nhưng viêm gan C ít gặp hơn.
Viêm gan A lây truyền qua tiêu hóa, có thể do tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp giữa miệng với hậu môn, hoặc ngón tay hay đồ vật đụng chạm với hậu môn của người đã nhiễm bệnh. Chỉ cần như vậy cũng đủ để lây bệnh.
Viêm gan B lây truyền qua máu, tinh dịch, dịch âm đạo và các dịch khác của cơ thể. Loại viêm gan này dễ lây truyền hơn HIV (virut gây bệnh AIDS) từ 50 - 100 lần và nhất là qua con đường quan hệ tình dục.
Viêm gan C lây truyền qua tiếp xúc với máu của người đã mắc bệnh (máu ở các vết lở loét đường sinh dục, vết cắt hay máu khi hành kinh).
Dịch tễ học của viêm gan virut? Viêm gan virut hay gặp hơn ở những nước thường có dịch viêm gan như châu Á, châu Phi cận Sahara và Trung Đông. Nhiễm virut gây viêm gan cũng hay gặp hơn ở những người đang hay đã sử dụng ma túy dạng tiêm chích hay hít. Những người có hình xăm trên thân thể hay mang những đồ trang trí xuyên qua da (qua rốn, lưỡi...) cũng dễ bị nhiễm virut hơn vì đôi khi dụng cụ để làm có nhiễm virut gây viêm gan. Lẽ tất nhiên, không phải những người thuộc nhóm có nguy cơ nêu trên đều nhiễm virut và không phải những người không thuộc nhóm có nguy cơ thì không bị nhiễm.
Làm thế nào biết bạn tình không bị nhiễm virut viêm gan từ khi chưa có quan hệ tình dục? Không có triệu chứng hay dấu hiệu chắc chắn nào chứng tỏ người nào đó đã bị viêm gan virut. Một số người đã nhiễm virut gây viêm gan nhưng trông vẻ ngoài vẫn hoàn toàn khỏe mạnh kể cả khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển. Đôi bạn tình cần được thầy thuốc nói chuyện cởi mở về nguy cơ của viêm gan và những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Nếu nhận thấy ai đó bị vàng da hay vàng mắt thì đó là dấu hiệu cảnh báo. Các triệu chứng khác của viêm gan bao gồm sốt, mỏi mệt, không còn thèm ăn, buồn nôn, nôn, đau khớp hay đau bụng và phân có màu đất sét. Có những tets máu giúp xác định thể viêm gan có khả năng lây truyền qua đường tình dục.
Có những hành vi tình dục nào dễ làm lây truyền viêm gan do virut?
Bất cứ hành vi tình dục nào có thể gây ra trầy xước hay tổn thương đều rất có nguy cơ. Quan hệ tình dục theo đường hậu môn có nhiều nguy cơ hơn theo đường âm đạo. Cả 2 kiểu quan hệ tình dục này đều có nguy cơ cao hơn quan hệ tình dục bằng miệng. Tiếp xúc giữa miệng và hậu môn cũng là hành vi nguy cơ. Để giảm thiểu nguy cơ lây truyền virut, mọi người có quan hệ tình dục mà không phải là mối quan hệ một vợ một chồng đều cần thận trọng, cần dùng bao cao su và tiêm chủng phòng ngừa viêm gan b và a. Hiện chưa có vắc-xin phòng viêm gan C.
Có thể bị viêm gan do hôn nhau không?Người ta cho rằng nguy cơ bị viêm gan do hôn người đã bị nhiễm virut là rất ít - mặc dù nụ hôn sâu có thể trao đổi một lượng lớn nước bọt thì có thể dẫn đến nhiễm virut nếu như miệng của người nhiễm virut có vết xước hay tổn thương.
Sử dụng dụng cụ tình dục như máy rung có thể lây bệnh viêm gan virut không?Có thể vì viêm gan virut B có thể sống sót ngoài cơ thể tới 1 tuần hoặc hơn. Vì vậy, trước khi dùng, cần nhúng máy rung vào nước sôi để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Hiệu quả của bao cao su trong phòng viêm gan virut như thế nào?Bao cao su latex được tin tưởng là có hiệu quả phòng bệnh đến 99%. Trừ phi đôi bạn tình sống chung thủy, một vợ một chồng và không ai bị viêm gan, ngoài ra tốt nhất vẫn nên dùng bao cao su trong quan hệ tình dục. Một số chuyên gia khuyên nên dùng loại bao cao su thường, vì loại bao có mùi thơm dễ rách hơn. Thuốc bôi trơn có dầu cũng không nên dùng vì có thể làm hỏng bao làm bằng latex.

Sự nguy hiểm của bệnh viêm gan B

Sự nguy hiểm của benh gan B
Khi bị nhiễm virus viêm gan B, loại virus này sẽ tấn công tế bào gan và gây ra tổn thương gan. Ở người trưởng thành, khỏe mạnh, có hệ miễn dịch tốt thì cơ thể sẽ sản sinh ra kháng thể để chống lại sự tấn công của “kẻ xâm lược”. Những người này sẽ loại được hoàn toàn virus ra khỏi cơ thể và gan cũng sẽ được phục hồi hoàn toàn.
Tuy nhiên ở một số người, hệ miễn dịch không loại trừ được virus và họ trở thành người mang virus viêm gan B mạn tính. Khoảng 10% số người nhiễm virus B lâm vào cảnh này. Trong các trường hợp xấu nhất, các tế bào gan bị virus phá hoại bị thay thế bằng các mô sợi bất thường, dẫn đến ung thư gan và xơ gan.
Nguy hiểm là hầu hết trường hợp viêm gan B mạn tính thường không có biểu hiện gì bất thường nên người bệnh không biết, thậm chí người bệnh vẫn thấy mình khỏe mạnh, ăn uống tốt. Chỉ khi người bệnh cảm thấy mệt mỏi, kém ăn, khó tiêu, thậm chí là vàng mắt, vàng da… mới đi kiểm tra phát hiện bệnh thì phần lớn lúc này bệnh đã quá nặng, thậm chí đã ở giai đoạn xơ gan hoặc ung thư gan, do đó việc điều trị lúc này là rất khó khăn và tỷ lệ điều trị thành công là không cao.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là rất cần thiết
Bệnh nhân bệnh viêm gan B nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ
Rất nhiều bệnh nhân viêm gan B chủ quan cho rằng bệnh chưa có triệu chứng gì bất thường nên chưa cần phải chữa trị nhưng thực tế dù bệnh không có bất cứ biểu hiện nào thì virus viêm gan B vẫn không ngừng hoạt động và nhân lên, tàn phá tế bào gan của người bệnh. Do đó, người bệnh cần phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra gan định kỳ để nắm rõ tình trạng bệnh của mình thế nào, lượng virus là bao nhiêu để từ đó có phác đồ điều trị phù hợp.
Viêm gan B mạn tính thường diễn tiến âm thầm và tỷ lệ người bệnh chuyển sang xơ gan và ung thư gan là rất lớn nên việc kiểm tra gan định kỳ sẽ giúp người bệnh có thể phát hiện sớm được xơ gan hoặc ung thư gan. Mặc dù đây là những căn bệnh rất nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng khỏi bệnh là rất cao.
Theo các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã, hiện nay việc kiểm tra sức khỏe định kỳ với người Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mực, hầu hết các trường hợp khi bệnh tình đã nặng rồi thì người bệnh mới phát hiện ra, do đó việc điều trị cũng thường gặp nhiều khó khăn và tốn kém. Khi không may bị nhiễm virus bệnh gan B, người bệnh cần phải kiểm tra gan thường xuyên, theo dõi chặt chẽ lượng virus trong cơ thể để có thể đánh giá chính xác nhất tình trạng bệnh của mình thế nào từ đó có liệu pháp điều trị bệnh phù hợp nhất. Người bệnh nên trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa gan để nhận được lời khuyên về dinh dưỡng cũng như liệu pháp điều trị tốt nhất.
Phòng khám 12 Kim Mã là cơ sở điều trị bệnh gan chuyên nghiệp của Hà Nội, có các thiết bị điều trị và chẩn đoán bệnh gan tiên tiến của quốc tế và đội ngũ các bác sĩ chuyên ngành nhiều kinh nghiệm lâm sàng phong phú, có thể phân tích tường tận bệnh tình của từng bệnh nhân, đưa ra các phương án điều trị thích hợp nhất cho từng bệnh nhân để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất, sớm lấy lại sức khỏe!

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Có nên uống nước đá khi bị bệnh viêm gan

Nước đá hay những đồ uống lạnh là những thứ được ưa chuộng rất nhiều vào mùa hè. Tuy nhiên đối với bệnh nhân bệnh viêm gan, khi gan của họ đã bị tổn thương rồi thì các bác sĩ phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã khuyến cáo họ không nên uống đá hay bất cứ đồ uống có ga nào vào mùa hè.
Bệnh nhân viêm gan không nên uống nước đá
Người bị viêm gan nên uống nhiều nước, nhưng lại kiêng không được uống nước đá. Tuy nước đá không phải là nguyên nhân gây bệnh, nhưng thông thường chúng ta mua hoặc làm đá có thể không sạch, mà người bị viêm gan là gan đã tổn thương, lọc kém nên những thứ bẩn từ nước đá có thể nhanh chóng tích tụ vào gan, khiến bệnh nặng hơn.
Ngoài ra, bệnh nhân bị bệnh gan cũng được khuyến cáo không nên uống các loại nước có ga bởi các loại nước này có chất hóa học nên đối với bệnh nhân viêm gan, nếu uống vào thì gan sẽ phải làm việc nặng hơn, do đó bệnh tình sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
Bệnh nhân viêm gan nên ăn uống như thế nào?
Đối với chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân viêm gan, người bệnh không cần phải kiêng khem quá mức bởi nếu kiêng khem quá mức người bệnh sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng, chán ăn, mệt mỏi,… do đó càng làm cho bệnh thêm nặng hơn.
Người bệnh cần phải được bổ sung đủ chất dinh dưỡng: chất đạm, chất béo, chất xơ… Bệnh nhân viêm gan nên ăn nhiều rau củ quả và trái cây như một số loại rau như rau ngót, cần tây, diếp cá, rau lang… Một số loại trái cây như cam, chanh, bưởi, nho, táo… cũng rất tốt cho bệnh nhân viêm gan.
Người bệnh nên hạn chế mỡ động vật trong thức ăn hàng ngày. Điều này sẽ làm cho lượng mỡ trong máu giảm, lượng mỡ vận chuyển qua gan giảm, qua đó giảm gánh nặng cho gan. Thay vì mỡ động vật, người bệnh nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu mè, dầu đậu nành, dầu olive,…
Người bệnh nên hạn chế các loại gia vị có tính cay, nóng như tỏi, tiêu, ớt, gừng, riềng… Và đặc biệt là phải kiêng rượu bia. Khi bị viêm gan mà người bệnh vẫn tiếp tục uống rượu bia sẽ làm quá trình chuyển đến xơ gan và ung thư gan nhanh hơn rất nhiều.
Viêm gan là căn bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu chúng ta không hiểu và có phương pháp phòng, điều trị bệnh thích hợp. Vì vậy, nếu bạn hay người thân có những thắc mắc về bệnh gan vui lòng liên hệ đến số điện thoại 0437.349.392 – 0437.181.999 để được các bác sĩ Phòng khám chuyên gan 12 Kim Mã tư vấn trực tiếp.

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013

Cảnh giác với bệnh gan nhiễm mỡ

Khi nói đến bệnh gan, người ta thường hay nghe đến viêm gan, xơ gan hay ung thư gan…, ít ai nhắc đến gan thoái hoá mỡ (gan nhiễm mỡ). Tuy nhiên, căn bệnh này đang có tốc độ phát triển nhanh.
Báo động đỏ
Hiện nay, không chỉ người trung niên mà ngay cả lớp trẻ, tỷ lệ người mắc gan nhiễm mỡ khá cao. Trung bình cứ 10 người làm xét nghiệm lâm sàng thì có 6 người bị gan nhiễm mỡ.
Bệnh gan nhiễm mỡ là một trong các dạng tổn thương lan toả rất phổ biến của tế bào gan. Nếu tổn thương ít, thường không nguy hiểm gì, không thấy xuất hiện các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu tổn thương nặng, rất dễ gây ra một số triệu chứng ảnh hưởng đến chức năng gan trở thành căn bệnh gan, thoái hoá mỡ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Hầu hết các bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ đều không có triệu chứng gì, trừ một số trường hợp nặng, người bệnh có biểu hiện như: Kém ăn, mệt mỏi, vàng da, gan to.
Tổn thương chủ yếu ở các tế bào gan có chứa các hạt mỡ mà bình thường các tế bào gan không hề có. Số lượng mỡ này nhiều hay ít tuỳ trường hợp, nếu ít sẽ không ảnh hưởng gì đến cấu trúc cũng như chức năng tế bào gan. Nhưng nếu lượng mỡ nhiều sẽ làm gan nở to ra, ảnh hưởng đến việc thải độc của gan. Có thể phân loại nhờ vào kích thước các hạt mỡ trong tế bào gan mà người ta thường chia làm 2 loại: Gan thoái hoá mỡ hạt to và gan thoái hóa mỡ hạt nhỏ.
Để chẩn đoán gan nhiễm mỡ có thể dựa vào siêu âm, chụp quét cắt lớp điện toán gan, xét nghiệm chức năng gan, đo độ men gan, đo độ đàn hồi của gan. Đặc biệt, để biết chính xác bạn có bị gan nhiễm mỡ hay không cần phải làm ngay các xét nghiệm sinh thiết gan để có kết luận chuẩn xác nhất.
Rượu - kẻ thù số 1
Hầu hết các bệnh nhân mắc gan nhiễm mỡ không phải điều trị gì, trừ một số trường hợp nặng. Với những trường hợp này có thể dùng một số thuốc hỗ trợ tế bào gan như: Pomuline, protect, legalon, livoline H… để cắt đứt nguyên nhân gây thoái hoá mỡ gan.
Theo một số nghiên cứu trong nước và quốc tế, có nhiều nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ. Tuy nhiên, có thể nhìn nhận do một số yếu tố thường gặp sau:
Rượu là nguyên nhân phải kể đến đầu tiên, dù là rượu mạnh hay rượu nhẹ. Uống rượu càng nhiều càng kéo dài thì gây thoái hoá mỡ ở gan càng nặng, có thể dẫn đến xơ gan, gây tử vong. Uống ít cũng có nguy cơ gây thoái hoá mỡ gan, nếu ở mức độ nhẹ thì có thể hồi phục được khi không uống rượu nữa.
Người ta nhận ra rằng, mỗi ngày uống trên 40gram rượu vượt quá khả năng chuyển hoá của tế bào gan (ethanol) trong 1 năm thì nguy cơ dẫn đến thoái hoá mỡ gan và suy gan càng cao. Người ta tính rằng, cứ 1 độ cồn trong rượu tương đương với 1 gram cồn ethanol trong 100ml rượu. Vì vậy, một loại rượu có 43 độ cồn thì trong 100ml rượu đó chứa 43gram cồn ethanol. Do đó, uống 100ml rượu là đã uống 43gram cồn, vượt quá so với tiêu chuẩn cho phép.
Nguyên nhân thứ 2 gây nên bệnh gan nhiem mo là do bệnh đái tháo đường. Bệnh có thể gây biến chứng ở nhiều bộ phận trong cơ thể, trong đó có gan. 30-50% số người đái tháo đường thường có biến chứng thoái hoá mỡ gan.
Một nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến thoái hoá mỡ gan là do sử dụng quá nhiều loại thuốc không có lợi cho gan. Cần lưu ý rằng, từ viên thuốc kháng sinh đến các thuốc giảm đau, thuốc chống táo bón… đều có thể gây thoái hoá mỡ gan. Do đó không nên tuỳ tiện dùng thuốc, nếu không được sự chỉ định của bác sĩ.
Hiện nay, một số căn bệnh cũng có thể làm gia tăng gan nhiễm mỡ, như bệnh táo bón, ỉa chảy, bệnh nhiễm trùng, nhiễm siêu vi trùng, ký sinh trùng, lọc máu chu kỳ, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch, đường uống hoặc có thai... Nhiều người khác cũng có thể mắc gan nhiễm mỡ khi không đáp ứng đủ chế độ dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến suy dinh dưỡng.

Bệnh viêm gan B không cần uống thuốc

Con gái tôi năm nay 17 tuổi, cao 1m56, nặng 39 kg. Thấy con ốm yếu, tôi đưa cháu đi khám ở bệnh viện huyện, bác sĩ cho biết cháu bị bệnh viêm gan B dương tính.
Kết quả siêu âm cho thấy mọi bộ phần đều bình thường, chưa có dấu hiệu bệnh lý. Bác sĩ không kê đơn thuốc mà chỉ nói tôi phải bồi bổ sức khỏe cho con gái thôi. Vậy, con tôi có phải uống thuốc gì không. Từ nhỏ, con tôi chưa tiêm phòng viêm gan B, bây giờ tiêm được không?
Trần Mai Khanh (Nam Định)

Bệnh viêm gan B không cần uống thuốc

Cháu đã bị benh gan B rồi thì không thể tiêm phòng viêm gan B nữa. Viêm gan B cũng là bệnh khá phổ biến. Có đến 10-20% dân số bị nhiễm virus siêu vi B. Chỉ các trường hợp bệnh mãn tính, không được chữa trị thì mới dẫn đến các nguy cơ như xơ gan, ung thư gan (20%), có trường hợp bệnh tự hết.
Chỉ các trường hợp bệnh gan B cấp tính, với nhiều dấu hiệu như vàng da, nước tiểu vàng, sốt nhẹ, chán ăn, rối loạn tiêu hóa mới cần nhập viện theo dõi. Còn các trường hợp bệnh nhẹ, chỉ cần nghỉ ngơi, dùng thuốc bổ, chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế dùng bia rượu…, đa phần bệnh sẽ tự lui.
Trên 10 tuổi bị mắc bệnh thì diễn biến thường lành tính, không cần uống thuốc đặc hiệu cũng tự khỏi. Vì vậy, chị nên yên tâm nghe lời bác sĩ, cho con nghỉ ngơi, làm việc hợp lý, tránh thức khuya, tránh stress, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế các thực phẩm nướng, béo, kiêng rượu bia, thuốc lá. Nếu có các biểu hiện mệt mỏi, vàng da mới cần đi khám lại để bác sĩ có chế độ điều trị phù hợp.

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013

Viêm gan C có lây bệnh cho người khác không?

Con tôi 19 tuổi, bị bệnh viêm gan C. Tôi rất lo cháu sẽ làm lây bệnh cho những người khác. Xin quý báo cho biết cần làm gì để phòng bệnh?
(Phú Thọ)

Virut bệnh gan C lây truyền từ người bệnh sang người lành theo đường máu, như phải truyền máu, dùng chung bơm kim tiêm hay các dụng cụ y tế chưa được tiệt khuẩn.... Tuy ít gặp hơn so với viêm gan A, B nhưng viêm gan C có thể lây truyền qua đường tình dục. Bệnh không lây truyền qua tiếp xúc thông thường như ăn chung mâm, dùng chung bát đũa, cốc chén, chậu rửa mặt... vì vậy chị không nên quá lo lắng. Cha mẹ và những người thân trong gia đình nên quan tâm chăm sóc cháu, tạo cho cháu cảm giác được yêu thương chăm sóc, thoải mái tinh thần, ăn ngủ tốt. Điều quan trọng là chị nên đưa cháu đến bệnh viện khám bệnh theo định kỳ để phòng viêm gan C tiến triển thành viêm gan C mạn tính dễ dẫn đến nguy cơ xơ gan, ung thư gan.
Cách phòng bệnh tốt là tránh tiếp xúc trực tiếp với máu người bệnh, nên cần thực hiện: không dùng chung các dụng cụ có thể gây chảy máu như bấm móng tay, cây lấy ráy tai, dao cạo râu, bàn chải đánh răng, lược chải tóc, cây gãi lưng, dụng cụ cạo gió (đánh cảm)...

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2013

Bệnh nhân viêm gan virus C mãn tính có cơ hội khỏi bệnh

Đó là khẳng định của các chuyên gia tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Điều trị tối ưu bệnh viêm gan virus C mạn tính trên bệnh nhân Việt Nam” tổ chức tại Hà Nội.
Các chuyên gia gan mật trong nước và quốc tế đã thảo luận về những khó khăn trong điều trị viêm gan siêu vi C mạn tính tại Việt Nam, đồng thời, chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh.

Viêm gan virus C mạn tính là 1 trong những nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan, với tỉ lệ tới 4%. Ở Việt Nam, do điều kiện kinh tế, hiểu biết, ý thức chăm sóc về sức khoẻ nên việc tầm soát và điều trị bệnh gan virus C mạn tính còn nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, theo ông GS. H.L.Y. Chan Giám đốc Viện tiêu hóa và Trung tâm gan (Hồng Kông): Nếu được chẩn đoán xác định kiểu gen, đo độ xơ hóa của gan để lựa chọn phác đồ điều trị thích hợp, thì bệnh nhân vẫn có nhiều cơ hội khỏi bệnh.
Theo các chuyên gia, phác đồ điều trị hai thuốc (PEG-IFN 2a và Ribavarin) vẫn phù hợp cho bệnh nhân ở các nước châu Á và Việt Nam. Đặc biệt, bệnh nhân châu Á đa phần mang gen IL28cc, nên sẽ đáp ứng cao với PEG-IFN 2a/Ribavirin, tỷ lệ đạt SVR từ 79-85%, ngay cả với bệnh nhân VGSVC genotype 1”