Chủ Nhật, 14 tháng 10, 2018

Các bước cấp cứu chảy máu mũi cho trẻ tại nhà

Chảy máu mũi là một cấp cứu Tai Mũi Họng khá hay gặp. Nếu chăm sóc đúng cách, phần lớn các trường hợp chảy máu mũi trước sẽ tự ngừng mà không cần sự can thiệp của bác sỹ. Sau khi trẻ đã bình tĩnh, hãy thực hiện các bước sau:

- Yêu cầu trẻ xì mũi nhẹ nhàng để loại bỏ các cục máu đống đã hình thành bên trong mũi. Điều này có thể khiến máu chảy nhiều hơn trong chốc lát nhưng sau đó mọi việc sẽ ổn. Bỏ qua giai đoạn này nếu trẻ quá nhỏ.

- Đặt trẻ ngồi thẳng, đầu và cổ hơi ngả về trước. Tư thế này giúp máu không chảy xuống họng, tránh gây nôn và tiêu chảy. - Không đặt trẻ nằm hay ngả đầu ra sau hoặc kẹp đầu giữa hai đầu gối.

- Dùng ngón trỏ và ngón cái của bạn bóp chặt hai bên cánh mũi (phần chóp mũi mềm) của trẻ. Không bóp phần xương sống mũi vì làm vậy không thể giúp cầm máu, cũng đừng ấn một bên cánh mũi, kể cả nếu chỉ chảy máu ở một phía.

- Bóp chặt cánh mũi trong 10 phút, dùng đồng hồ để xem giờ cho chính xác. Trong khi chờ đợi, cho trẻ đọc sách hay xem tivi. Đừng thả tay quá thường xuyên để kiểm tra xem máu ngừng chảy chưa. Máu cần thời gian để tạo cục máu đông. Thả tay quá sớm hoặc quá thường xuyên có thể khiến máu chảy kéo dài.

- Nếu muốn, có thể chườm lạnh hay đặt khăn mát lên vùng gốc mũi và má của trẻ hoặc cho trẻ ngậm một viên đá. Điều này giúp mạch máu ở mũi co lại, làm chậm quá trình chảy máu. Chỉ nên áp dụng biện pháp này nếu trẻ đồng ý phối hợp.
- Hướng dẫn trẻ nhổ máu tích tụ trong miệng vì nuốt máu có thể gây nôn.

- Cho trẻ uống chút nước mát để đỡ căng thẳng và tẩy bớt mùi máu trong miệng.

- Sau 10 phút, thả tay xem máu ngừng chảy chưa.

- Nếu máu vẫn tiếp tục chảy thì nhắc lại các bước trên một lần nữa. Có thể dùng thuốc co mạch tại chỗ (Otrivil 0.05%, Otilin...) nhỏ vào mũi để làm ngưng chảy máu.

Khi nào cần đưa trẻ đến Bác sỹ?

Đưa trẻ đến các cơ sở tai mũi họng để được khám và xử trí kịp thời nếu:

- Không cầm máu sau khi áp dụng các biện pháp sơ cứu trong vòng 20 phút.

- Chảy máu mũi tái đi tái lại nhiều lần.

- Máu chảy nhanh hoặc mất nhiều máu (hơn một cốc đầy).

- Chảy máu do chấn thương, ví vụ ngã hay bị đấm vào mặt.

- Cảm thấy người yếu, chóng mặt.

- Máu chảy xuống phần sau họng chứ không chảy ra phần trước mũi kể cả khi trẻ đã ngồi ngả đầu về phía trước. Trường hợp chảy máu sau này luôn cần đến sự trợ giúp của bác sĩ.

- Chảy máu mũi khi dùng một loại thuốc mới.

- Cháy máu mũi đi kèm các vết tím bầm dập trên khắp cơ thể hoặc đi kèm chảy máu ở khu vực khác như xuất hiện máu trong phân, nước tiểu.

- Đang dùng thuốc chống đông máu.

- Trẻ có bệnh toàn thân khác ảnh hưởng tới đông máu như bệnh gan, bệnh thận, bệnh hemophilia.

- Mới trải qua hóa trị liệu.


Tag:  Khám tai mũi họngKhám tai mũi họng nhiKhám tai mũi họng nhi ở đâu tốtPhòng tránh bệnh tai mũi họng cho béBé bị tai mũi họng chữa bằng cách dân gianphòng khám tai mũi họng nhi tốt ở hà nộikhám tai mũi họng hết bao nhiêu tiềnbài thuốc dân gian chữa tai mũi họngViêm amidanBệnh viêm amidanViêm amiđanCắt amidanCó nên cắt amidanKhi nào nên cắt amidanCắt amidan ở đâu tốt nhấtCắt amidanViêm amidan ở trẻ emViêm amidan ở trẻĐiều trị viêm amidanCắt amidan cho trẻViêm amidan ở trẻ nhỏViêm họng cấp ở trẻ emTrị viêm họng cho béDieu tri viem hong capChữa viêm họng cấpCách điều trị viêm họng cấpViêm mũi dị ứngBệnh viêm mũi dị ứngCách chữa viêm mũi dị ứngĐiều trị viêm mũi dị ứng, Viêm mũi mãn tính

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét