Tuy nhiên, các cảm xúc này lần lượt đến và cũng sẽ lần lượt đi, nếu chúng ta hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Theo ước tính của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, có trên 170 triệu người bị viêm gan C mạn tính, vậy có đôi điều bạn nên yên tâm là: 1) căn bệnh này không hiếm tức là sẽ có những nghiên cứu chuyên sâu và những chuyên gia am hiểu về căn bệnh này 2) bạn không phải là người duy nhất phải đối phó với căn bệnh này.
Trước hết, hãy bắt đầu với khái niệm thế nào là viêm gan. Viêm gan là tình trạng tế bào gan bị viêm nhiễm. Nguyên nhân phổ biến nhất của viêm gan là do siêu vi, trong đó phổ biến là benh gan sieu vi B và C, ngoài ra còn có những siêu vi khác như D, E, F, G... Không những vậy viêm gan còn do nhiều nguyên nhân khác như: uống nhiều rượu bia, do thuốc, do bệnh chuyển hóa hay do bệnh tự miễn.
Tóm lại, viêm gan C do siêu vi C gây ra, sự tồn tại của viêm gan siêu vi C được nhận biết vào thập kỉ 70 của thế kỉ trước khi siêu vi này đã được gọi là ”không A không B”, và được chứng minh vào năm 1989. Siêu vi C lây truyền qua đường máu, tương tự như viêm gan siêu vi B, nhưng hiếm khi lây qua đường tình dục. Bệnh còn xảy ra do tiếp xúc với dịch tiết của người đã nhiễm bệnh. Nguyên nhân thường gặp của nhiễm bệnh là qua truyền máu, hay tiếp xúc với các sản phẩm khác có dính máu (ghép tạng, dùng chung kim & ống chích, dụng cụ thử đường huyết từ người đã nhiễm bệnh). Cũng lưu ý là con đường lây truyền từ mẹ sang con xảy ra rất hiếm.
Một số câu hỏi được đặt ra để làm rỏ hơn về viêm gan siêu vi C và vơi đi sự hoang mang là:
Lây truyền qua đường tình dục của viêm gan siêu vi C có gì đặc biệt không?
Câu trả lời là có. Một số yếu tố làm bệnh viêm gan siêu vi C dễ lây truyền qua đường tình dục hơn, ví dụ: đã có bệnh lây truyền qua đường tình dục trước đó (như giang mai, lậu, mồng gà...), có nhiễm HIV, có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục có nguy cơ chảy máu, nam đồng phái luyến ái...
Điều cần lưu ý là: viêm gan siêu vi C không lây qua nuôi con bằng sữa mẹ. Bệnh cũng không lây qua việc ăn chung mâm cơm. Ôm hôn, bắt tay, ho, hắt hơi cũng không làm lây truyền bệnh. Như vậy, bạn có thể yên tâm về việc: nếu mình bệnh, mình sẽ không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt thường nhật của người thân chung quanh
Tại sao việc tầm soát bệnh là quan trọng?
Tầm soát là cách tốt nhất để biết là có nhiễm bệnh hay chưa. Đa số người bệnh không biết là “Đã nhiễm bệnh”, vì họ vẫn cảm giác khỏe & nhìn bề ngoài vẫn bình thường. Việc phát hiện bệnh sớm rất quan trọng vì giúp điều trị có hiệu quả cao
Nhiều người bệnh VGSVC mạn không có triệu chứng & không hề biết là đã bị nhiễm bệnh. Có khi sau nhiễm bệnh 30 năm, triệu chứng mới biểu hiện. Nhưng tiếc thay, tổn thương gan vẫn diễn ra trong giai đoạn này
Nên tầm soát bệnh viêm gan siêu vi C cho đối tượng nào?
Câu trả lời là: Tất cả mọi người đều phải được xét nghiệm kiểm tra xem có bệnh hay không, vì hiện nay, chưa có thuốc chủng ngừa cho viêm gan siêu vi C, trong khi con đường lây truyền lại đa dạng. Tuy nhiên, có một số đối tượng cần chú ý tầm soát định kỳ vì tỷ lệ nhiễm bệnh viêm gan siêu vi C rất cao. Ví dụ: tiêm chích xì ke thường xuyên; có từng tiêm chích xì ke trong quá khứ, dù chỉ là 1 lần, hoặc đã xảy ra từ lâu; có nhiễm HIV; có bất thường về chức năng gan qua xét nghiệm máu; hoặc có bệnh gan. Đặc biệt, những người có truyền máu hoặc ghép tạng trước 1992 là đối tượng hàng đầu bị nhiễm siêu vi C
Ngoài ra, người làm công tác y tế, bị kim đâm từ người đã bệnh viêm gan siêu vi C, người nhận máu & tạng từ NGƯỜI CHO vừa mới biết có nhiễm viêm gan siêu vi C, hoặc trẻ có mẹ bệnh viêm gan siêu vi C đều phải làm xét nghiệm kiểm tra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét