Một nhóm các nhà khoa học do bác sỹ Anthony Fauci thuộc Viện Y tế Quốc gia của Hòa Kỳ, đứng đầu đã tiến hành một cuộc khảo sát các bệnh nhân sống trong những khu vực thành thị nghèo khó, hầu hết là người Mỹ gốc Phi, mắc các bệnh gan. Những bệnh nhân này được sử dụng loại thuốc Sofosbuvir mới, chưa được chứng nhận bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).
Bác sỹ Fauci cho biết thuốc Sofosbuvir là loại thuốc tác dụng trực tiếp vào virus viêm gan siêu vi C, tác động vào một trong những enzyme quan trọng đối với loại virus này để tái tạo chính nó. Song song với dùng thuộc Sofosbuvir, các bệnh nhân cũng được chỉ định sử dụng loại thuốc Rivavirin giúp chống lại viêm gan siêu vi C. Kết quả cho thấy sau một thời gian sử dụng cả hai loại thuốc, có từ 50-70% bệnh nhân được chữa khỏi và các xét nghiệm sau đó cho thấy không có virus viêm gan siêu vi C trong máu của các bệnh nhân này.
Ngoài ra, sự phối hợp các loại thuốc này được ghi nhận có rất ít tác dụng phụ và chưa có bệnh nhân nào bỏ cuộc hay ngưng chữa trị.
Viêm gan siêu vi C là bệnh viêm gan mãn tính và được coi là "kẻ giết người thầm lặng" bởi hầu hết bệnh nhân không biết mình bị nhiễm cho tới khi căn bệnh phát triển tới giai đoạn nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, bệnh nhân chẩn đoán sớm sẽ ngăn ngừa được ung thư gan hoặc suy gan và có nhiều cơ hội được chữa lành.
Bác sỹ Fauci nhấn mạnh người bệnh cần tích cực kiểm tra và được chẩn đoán bệnh thường xuyên.
Theo Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO), trên thế giới có ít nhất 150 triệu người mắc viêm gan siêu vi C. Bệnh viêm gan mãn tính này có đủ mọi mức độ từ nhẹ tới gây tử vong và hiện chưa có vắcxin phòng ngừa bệnh này./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét