Theo bác sĩ Lê Thị Tuyết Phượng, Phó Trưởng khoa Nội tiêu hóa, BV Nhân Dân 115 (TP HCM), viêm gan siêu vi B có hai dạng: Cấp tính và mạn tính.
Điều trị viem gan B cấp tính có thể khỏi hoàn toàn và tạo được kháng thể miễn dịch suốt đời. Việc điều trị trong giai đoạn cấp đa số chỉ cần nghỉ ngơi và có các biện pháp hỗ trợ thích hợp. Trong trường hợp mạn tính, nến ở dạng không hoạt động, chỉ cần theo dõi định kỳ, chưa cần điều trị đặc trị. Nếu ở dạng hoạt động, căn cứ vào trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị đặc trị dạng uống hoặc chích. Thời gian điều trị tùy từng bệnh nhân nhưng thông thường phải kéo dài từ một đến vài năm, thậm chí có người phải điều trị suốt đời.
Khi bị nhiễm siêu vi B mãn tính, mục tiêu của điều trị là làm sao thải trừ được virus đến mức không phát hiện được trong máu, hạn chế tối đa gây tổn thương gan, hạn chế tỉ lệ xơ gan, ung thư gan. Tỉ lệ bệnh nhân được chữa khỏi hẳn siêu vi B mãn tính rất thấp.
Cũng giống như HIV, viêm gan siêu vi B lây truyền qua ba đường: Máu, tình dục và mẹ truyền cho con. Theo bác sĩ Phượng, để phòng ngừa bệnh phải lưu ý không tiêm chích, sử dụng chung những vật dụng có khả năng dính máu với người khác; không sử dụng ma túy; quan hệ tình dục an toàn; thăm khám thai và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi mang thai, đặc biệt ở những bà mẹ mang thai có nhiễm siêu vi B.
Nhiều người băn khoăn là viem gan B lây truyền từ mẹ sang con, nên những người có bệnh thì có nên sinh con không? Theo bác sĩ Phạm Thị Lệ Hoa, Phó Chủ nhiệm bộ môn Nhiễm, ĐH Y dược TP HCM thì người bị nhiễm siêu vi B vẫn lập gia đình và có con bình thường. Nếu mang thai mà có HBeAg dương tính thì có thể truyền siêu vi B cho con. Tuy nhiên, hiện nay tất cả bé sinh từ mẹ bị nhiễm siêu vi B đều được chích vaccine và dùng HBIg ngay sau sinh để được bảo vệ trong tháng đầu đời. Trẻ cũng cần được xét nghiệm HBsAg và antiHBs sau 18 tháng để bảo đảm việc chủng ngừa theo chương trình tiêm chủng mở rộng là hiệu quả và có kháng thể bảo vệ.
Bệnh có thể phòng ngừa
Dù nguy hiểm nhưng viêm gan B lại là một bệnh có thể phòng ngừa. Việc phòng bệnh bắt đầu từ lúc mới sinh bằng một loại vaccine hiệu quả cao và an toàn để phá vỡ chuỗi lây nhiễm là rất quan trọng. Virus này có khả năng lây nhiễm cao, có thể dễ dàng lây sang trẻ sơ sinh sau khi tiếp xúc với máu của mẹ trong quá trình sinh nở. Vaccine có thể ngăn ngừa lây nhiễm thậm chí sau khi bị phơi nhiễm với virus. Vì thế, theo các bác sĩ, trẻ sơ sinh cần phải được tiêm chủng trong vòng 24 giờ sau sinh và 2 liều vaccine theo đúng lịch.
Khi mắc bệnh gan, người bệnh cần phải có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hợp lí để tránh chuyển sang ung thư gan. Bởi theo BS Trần Nguyên Hà, BV Ung bướu TP HCM, benh gan sieu vi B là yếu tố nguy cơ gây ung thư gan. Tuy nhiên, không phải ai bị viêm gan B cũng sẽ chuyển sang xơ gan hay ung thư nếu có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thích hợp.
Theo các bác sĩ, người bệnh nên duy trì nguyên tắc dinh dưỡng cân bằng. Những thức ăn nhiều đường, nhiều calo khiến cho gan bị nhiễm mỡ, không có lợi cho việc hồi phục sức khỏe. Đối với những người mắc bệnh gan mạn tính thì những thức ăn giàu chất protit sẽ tăng thêm gánh nặng cho gan.
Những người mắc bệnh trong thời kỳ khác nhau, tình hình sức khỏe không giống nhau, thì ăn uống cũng không giống nhau. Nên dựa trên nguyên tắc ăn những thức ăn vừa miệng, thanh đạm, tươi, dễ tiêu hóa là tốt nhất; bảo đảm cung cấp cho cơ thể một lượng mỡ, calo thích hợp, đồng thời bổ sung đủ Vitamin. Nên ăn nhiều các loại nấm, mộc nhĩ đen, không những mùi vị thơm ngon mà còn hỗ trợ phục hồi gan rất tốt.
Để cải thiện chất lượng cuộc sống, phải tạo cho người bệnh có tinh thần lạc quan yêu đời. Y học hiện đại chứng minh, những người bệnh lạc quan đối với bệnh tật có thể tăng cường sức đề kháng của cơ thể, qua đó có thể tiến thêm một bước trong việc hỗ trợ điều tiết chức năng của các bộ phận, có lợi cho việc khắc phục những ảnh hưởng không tốt của bệnh tật đối với cơ thể.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét