Hàng năm cứ mỗi dịp rằm tháng 7 âm lịch những người nội trợ của gia đình lại tiếp tục tất bật chuẩn bị mâm cúng xôi chè để thắp hương tưởng nhớ ông bà. Chính vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ đưa ra một số gợi ý cho mọi người về cách nấu chè cúng rằm tháng 7 đơn giản và vô cùng tiện lợi. Vì vậy, chị em hãy bớt chút thời gian tham khảo bài viết của chúng tôi để có những thông tin chi tiết và chính xác nhất để chuẩn bị một mâm cúng hoàn hảo nhất bạn nhé.
Ý nghĩa của mâm chè cúng rằm tháng 7
Rằm tháng 7 âm lịch hay còn gọi là ngày lễ Vu Lan. Đây chính là ngày mà con cái báo đáp công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ. Vì vậy mâm cỗ cúng dâng lên tổ tiên thường có đôi chút mang tính vùng miền.
Mỗi một vùng miền sẽ có cách làm mâm cỗ cúng rằm khác nhau. Tuy nhiên, đều không thể thiếu đi sự góp mặt của mâm chè để cúng rằm. Hiểu rõ được điều đó nên Nấu cỗ 29 để tổng hợp lại một số cách nấu chè dành cho ngày rằm tháng 7.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ mang đến những thông tin hữu ích và chính xác nhất cho khách hàng. Hãy cùng nhau vào bếp ngay trong hôm nay bạn nhé.
Hướng dẫn cách nấu chè cúng rằm tháng 7
Bỏ túi hướng dẫn cách nấu chè cúng rằm đơn giản và tiện lợi nhất tại nhà mà bạn không nên bỏ qua.
Bước 1: Cách làm phần vỏ chè trôi nước
Cho bột nếp vào âu lớn, đổ từ từ phần nước đã chuẩn bị vào. Lưu ý: bạn hãy dùng phới lồng để khuấy đều bột và nước để tránh bột bị vón cục nhé.
Nhồi bột khoảng 5 phút để bột tạo thành khối dẻo, mịn. Sau khi bột đạt yêu cầu, bạn dùng màng bọc thực phẩm bọc kín bột lại và ủ khoảng 30 phút cho bột nở nhé.
Bột sau khi ủ đem ra nhồi thêm 1 lần nữa để bột được dẻo mịn nhất. Chia bột thành từng viên nhỏ để chuẩn bị bọc nhân nhé.
Bước 2: Chuẩn bị nhân chè trôi nước
Đậu xanh vo sạch đem hấp chín. Nếu bạn có thời gian, hãy ngâm đậu trước khoảng 1 tiếng cho đậu nhanh chín và được ngon hơn nhé.
Đậu sau khi được hấp chín, đem xay nhuyễn cùng 1/4 tsp muối. Đậu sau khi xay đem sên trên bếp với lửa thật nhỏ khoảng 10 phút để phần nhân được thơm ngon. Mẹo để nhân thơm ngon hơn là chuẩn bị một ít hành phi cho vào khi sên nhé, bảo đảm nhân bát chè cúng rằm của bạn sẽ rất tuyệt đó.
Nhân đậu xanh sau khi nguội, đem vo viên sao cho phù hợp với phần vỏ chè trôi nước. Vậy là chúng ta đã hoàn thành nhân của cách nấu chè trôi nước.
Bước 3: Chuẩn bị nước dùng kèm chè trôi nước
Nước đường: Cho đường vào nấu chung với 200ml nước lạnh đến khi sôi. Đun nước đường thêm khoảng 20 phút với lửa nhỏ để nước đường được dẻo và đậm vị. Đừng quên cho ít gừng và tí ti muối vào để giúp nước đường thơm đậm vị hơn.
Nước dừa: Đun nhỏ lửa hỗn hợp nước cốt dừa + 3 tsp đường + lá dứa đến khi sôi. Hòa bột năng cùng với nước rồi cho từ từ vào hỗn hợp nước dừa, nhớ khuấy đều tay và để lửa nhỏ thôi nhé. Hỗn hợp nước cốt dừa sánh và sôi lăn tăn trở lại là được.
Bước 4: Hoàn thiện cách nấu chè trôi nước
Vê tròn viên bột và ấn dẹt, cho nhân đã vo viên vào rồi bọc lại thật kín. Bước này bạn đừng ấn bột mỏng quá nếu không nhân sẽ bị dư ra ngoài khiến bánh lúc đem luộc sẽ bị vỡ, mất đẹp, đây là bí quyết của cách làm chè trôi nước nhà Bee đó. Làm lần lượt đến khi hết nguyên liệu nhé.
Viên chè sau khi hoàn thiện đem luộc với nước sôi. Sau khi viên chè nổi lên, bạn để thêm tầm 2 phút là chè đã chín rồi đó. Nhớ chuẩn bị sẵn một tô nước lạnh để thả chè vào giúp viên chè trắng, dẻo và không bị dính nhé. Sau khi luộc hết chè, bạn vớt chè cho vào nước đường đã nấu là hoàn thành cách nấu chè rồi.
Chè trôi nước cho ra bát và thêm 1 ít nước dừa lên là đã hoàn thành bát chè để chuẩn bị thắp hương. Rắc ít mè đã rang giúp cho bát chè tăng phần thơm ngon nha.
Vì vậy hãy bỏ túi cách nấu chè cúng rằm tháng 7 được chia sẻ trong bài viết này để biết cách làm sao cho phù hợp nhất bạn nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét