Răng sứ có độ chịu lực cao, rất cứng chắc, có thể đảm trách được chức năng ăn nhai. Đó là điều hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, liệu chức năng này có phải luôn hoàn hảo hay không? Cụ thể việc làm răng sứ có ảnh hường gì đến khả năng ăn nhai? Thông tin sẽ được làm rõ như sau:
>> có nên tẩy trắng răng không
>> cách tẩy trắng răng hiệu quả
1. Về độ cứng chắc
Độ chịu lực của răng sứ dao động trong khoảng trên 400Mpa đến hơn 1.000Mpa. Với độ chịu lực này răng sứ được cho là có độ cứng chắc hơn cả răng thật. Nhờ vậy, răng có thể ăn nhai với nhịp nhai giống như răng thật và nhai được nhiều loại thức ăn khác nhau.
2. Về độ đàn hồi
Răng thật sở dĩ rất bền chắc và tồn tại lâu là bởi nó không chỉ có độ chịu lực lớn mà còn có tính đàn hồi. Nhờ có khả năng đàn hồi của thân răng mà răng có thể thích ứng được với hầu hết các thể khác nhau của thực phẩm từ mềm dẻo đến cứng chắc như xương. Đây là sự linh hoạt của đặc tính cấu tạo thân răng làm cho răng không dễ bị thương tổn trong ăn nhai.
Điều này hoàn toàn không có ở các dòng răng sứ thông thường. Một số dòng răng sứ không kim loại được cho là có được đặc tính này, nhưng mức độ đàn hồi với không thể linh động được như răng thật.
Đó cũng là lý do giải thích tại sao mà răng sứ tuy có độ chịu lực vượt xa so với răng thật nhưng vẫn dễ bị gãy vỡ hơn răng thật.
3. Lực nhai của răng sứ
Vì không có các yếu tố cảm giác ở thân răng nên răng sứ gặp nhiều khó khăn hơn trong kiểm soát sự vận động của răng trong quá trình ăn nhai. Lực nhai vì thế cũng bị ảnh hưởng, đôi khi bạn sẽ đặt trọng lực không chính xác vào răng sứ vì răng sứ không thể kiểm soát được toàn diện tính chất của thức ăn để truyền tín hiệu lên cho bộ não. Điều này được đảm nhận bởi tủy răng ở răng thật.
4. Khả năng “cảm nhận” thức ăn
Về khả năng “cảm nhận” thức ăn, răng sứ hoàn toàn bất lợi vì không có tủy răng và ống ngà trong mô răng nên không thể phân tích các tính chất của thức ăn. Cho nên có thể nói, răng sứ không thể bằng răng thật trong chức năng cảm nhận thực phẩm nên bạn cũng sẽ thấy kém ngon miệng hơn khi hàm răng có nhiều răng sứ.
5. Làm sao để khắc phục tình trạng trên
Để khắc phục những hạn chế kể trên của răng sứ, tốt nhất nên phục hình răng bằng công nghệ Răng sứ CT 5 chiều và lựa chọn chất liệu sứ không kim loại tốt nhất.
Sứ không kim loại như Cercon, E.Max là các loại vật liệu có độ cứng cao và có sự đàn hồi đáng kể để hỗ trợ phần nào cho chức năng ăn nhai được như răng thật.
Công nghệ Răng sứ CT 5 chiều có đầy đủ những ưu điểm giúp phục hình răng tốt nhất:
- Răng có hình thể đẹp, chuẩn các tỷ lệ, kích cỡ và từng gờ rãnh trên mặt răng.
- Răng có màu trắng sáng và độ trong bóng tự nhiên, không bị đục, bị đen viền
- Răng có độ đàn hồi tương đối giúp hỗ trợ ăn nhai tốt hơn, bền chắc và thích ứng được với nhiều dạng thức ăn khác nhau.
- Quá trình làm răng nhẹ nhàng, ít xâm lấn, ít phải đi lại thăm khám nhiều lần
- Răng duy trì được trong thời gian lâu dài hơn.
Công nghệ được nghiên cứu và ứng dụng thành công bởi chính các bác sỹ tại bệnh viện nha khoa hàng đầu Fosrsyth – Hoa Kỳ. Nha khoa Hoàn Mỹ vinh dự là địa chỉ được chuyển giao độc quyền công nghệ và đã áp dụng làm răng sứ chất lượng tốt cho nhiều khách hàng. Để được tư vấn những thông tin chính xác nhất về công nghệ, bạn có thể liên hệ về Trung tâm, các bác sỹ sẽ giải đáp tận tình mọi thắc mắc cho bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét