Mùa hoa: tháng 4 – 6, mùa quả tháng 7 – 12. Cây mọc hoang rải rác ở ven rừng thứ sinh hoặc ở trên nương rẫy cũ với độ cao dưới 800m. Thường gặp ở Sơn La, Lào Cai, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây nhó đông là rễ, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đào về, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Dược liệu có vị đắng, màu vàng, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kiện tỳ, hoạt huyết, tiêu viêm, tán ứ, chữa bệnh viêm gan, vàng da, xơ gan, được dùng dưới các dạng thuốc sau:
- Nước sắc: dược liệu nhó đông 20 – 30g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
- Cao mềm: lấy 1kg rễ nhó đông, thái mỏng đổ nước xâm xấp, nấu kiệt làm 2 lần. Lần thứ nhất nấu trong 6 – 8 giờ, rút nước. Lần thứ hai trong 3 – 4 giờ. Trộn hai nước lại cô nhỏ lửa thành cao mềm. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 – 4g.
Ngoài ra, còn dùng dạng cốm được bào chế từ cao nhó đông trộn với đường.
Thuốc giúp người bệnh ăn ngủ tốt, hết vàng da, vàng mắt, đầy bụng.
Đồng bào ở xã Chiềng An, thị xã Sơn La còn dùng rễ hoặc thân già (phần sát gốc rễ của cây nhó đông phối hợp với rễ cây hé mọ (Psychotria) để chữa viêm đại tràng cho kết quả tốt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét