Thứ Sáu, 28 tháng 6, 2013

Có thể chữa khỏi viêm gan B mạn tính

Hỏi: Bác sĩ cho em hỏi bệnh viêm gan siêu vi B mạn tính có thể chữa khỏi không? Có phải viem gan B mạn tính là giai đoạn thứ ba của một quá trình bị viêm không? Nếu như viêm mạn tính không được chữa khỏi, có phải sẽ chuyển tiếp giai đoạn xơ gan rồi ung thư gan không? và nếu như viêm mạn tính được chữa khỏi thì có phải nó sẽ quay lùi về viêm cấp không? Em rất thắc mắc xin Bác sĩ tư vấn giúp.
Trả lời:
Viêm gan B mạn tính có thể dẫn đến suy gan, xơ gan, ung thư gan và tử vong.
Mục tiêu điều trị đối với viêm gan B mạn tính là làm giảm mức tải virút trong máu bệnh nhân. Theo hướng dẫn mới của Hiệp hội
Nghiên cứu bệnh gan Mỹ (AASLD) được công bố tại hội nghị APASL 2007 ở châu Á, mục tiêu cơ bản của điều trị là đạt được sự ức chế duy trì đối với sự sao chép của virút viêm gan B và đẩy lùi bệnh gan. Mục tiêu tối hậu là ngăn chặn xơ gan, suy gan và ung thư gan.
Đối với một số người nhiễm mạn tính (khoảng 25%) cần điều trị thì có thuốc đặc hiệu là uống và tiêm. Thuốc uống hiện có 4 loại đã được cơ quan dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho sử dụng trong điều trị là Lamivudine, Adefovir, Entecavir và Telbivudine.
Mặc dù có nhiều loại thuốc đã được công nhận là thuốc chống siêu vi B nhưng hiệu quả điều trị của những thuốc này chưa thật là hoàn hảo vì không điều trị dứt hẳn siêu vi. Thuốc chỉ có lợi cho một số bệnh nhân, vì vậy việc quyết định điều trị cần ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
May mắn là đa số người mang viem gan sieu vi B mạn tính vẫn sống khỏe mạnh suốt đời mà không cần dùng thuốc. Tuy vậy không có cách nào để biết ai sẽ là người vẫn còn khỏe mạnh và ai sẽ là người sẽ bị các biến chứng trong tương lai nên điều tối quan trọng là tất cả những bệnh nhân bị viêm gan B mạn tính nên đi khám bệnh định kỳ cho dù có được điều trị thuốc hay không.

Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Bệnh gan làm tăng nguy cơ rối loạn tim

Một nghiên cứu mới đã bổ sung thêm bằng chứng về mối liên quan giữa bệnh gan hay gặp và tăng nguy cơ bệnh tim.
Các phát hiện mới cho thấy những bệnh nhân bị bệnh động mạch vành nên được sàng lọc bệnh gan, và ngược lại những bệnh nhân mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu nên được đánh giá về bệnh động mạch vành.


Nhóm nghiên cứu đã xem xét kết quả của gần 400 bệnh nhân và phát hiện ra rằng những người bị bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu dễ bị bệnh động mạch vành hơn. Tác động của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu mạnh hơn các yếu tố nguy cơ truyền thống khác gây bệnh tim như hút thuốc lá, cao huyết áp, tiểu đường, cholesterol cao, hội chứng chuyển hóa…
Các kết quả được trình bày tại hội nghị thường niên của Hiệp hội tiêu hóa Hoa Kỳ.
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu là một dạng bệnh gan hay gặp ở các nước phương tây. Tỉ lệ béo phì và đái tháo đường gia tăng khiến các bác sĩ lo ngại rằng tỉ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu sẽ tiếp tục tăng.
Các cách điều trị bệnh hiện tại bao gồm thay đổi chế độ ăn, tập luyện và tăng cường theo dõi.

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Viêm gan B nên hiểu như thế nào

Bệnh viem gan B là một căn bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do virus viêm gan b (HBV - Hepatitis B virus) gây ra. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới gan và gây thiệt hại nặng nề cho các tế bào gan. Nó cũng là một căn bệnh phổ biến gây tử vong cao trên toàn thế giới.
Một số người bị nhiễm virus viêm gan B có thể vẫn khá khỏe mạnh sau vài tuần khi biết mình đã bị lây nhiễm, trong khi nhiều người khác (đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ) bệnh thường không gây hậu quả tức thời. Ở những nhân này, bệnh sẽ tiếp tục phát triển trong cơ thể và khoảng vài chục năm sau đó, các vấn đề về gan sẽ nghiêm trọng hơn nhiều nếu không được điều trị.
Cách lây nhiễm bệnh
Đây là một bệnh lây nhiễm rất cao, được lan truyền qua tiếp xúc với máu hoặc các sản phẩm của máu, hoặc qua tiếp xúc thân thể thân mật như quan hệ tình dục (dị tính và đồng tính). Bệnh gan B cũng là một trong các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục (STDs). Những con đường mà nó lan truyền bao gồm:
- XXX không an toàn (cùng giới hoặc khác giới).
- Chia sẻ, dùng chung các trang thiết bị tiêm chích (kim tiêm, ống chích và bất cứ thiết bị nào được sử dụng để tiêm chích).
Viêm gan B lây lan qua đường XXX không an toàn (cùng giới hoặc khác giới).
- Kim tiêm chưa được khử trùng hoặc khử trùng không sạch vẫn còn dính máu của người mắc bệnh viêm gan B. Những kim tiêm này bạn có thể tình cờ thấy ở mặt đất hoặc ở một phòng khám nào đó không đảm bảo....
- Khi đục lỗ khuyên, châm cứu hoặc xăm mình với những thiết bị không hoặc chưa được tiệt trùng cẩn thận.
- Lây lan qua tiếp xúc với các vết loét chảy máu
- Mẹ bị nhiễm bệnh thì có đến 40% khả năng bệnh sẽ lây truyền cho con. Vì bệnh lây truyền qua đường máu, qua nhau thai hoặc từ dịch tiết âm đạo, vết loét bị nhiễm trùng vào lúc sinh.
- Virut viêm gan B không lan truyền qua thức ăn, nước hoặc qua tiếp xúc xã giao thông thường.

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Gan nhiễm mỡ mạn tính

Gan nhiem mo là khi lượng mỡ trong gan > 5% trọng lượng của gan và trong các tế bào gan chứa các không bào mỡ. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm mỡ ở gan, thông thường hơn 90% các trường hợp gan nhiễm mỡ diễn ra âm thầm, mạn tính và trong thời gian dài; tuy nhiên cũng cần chú ý đến các trường hợp gan nhiễm mỡ cấp tính, tiến triển nhanh và nguy cơ gây tử vong cao.
Gan nhiễm mỡ cấp tính trong thai kỳ
Gan nhiễm mỡ cấp ở thai kỳ là bệnh nghiêm trọng, hiếm gặp và có khả năng gây tử vong, thường xảy ra ở 3 tháng cuối, giữa tuần 32 và 38 của thai kỳ. Tỉ lệ mắc phải vào khoảng 1 trong 10.000 thai phụ . Thường gặp ở lần mang thai đầu tiên, với song thai con trai .
Cho đến ngày nay, người ta chưa nắm rõ được cơ chế bệnh sinh cũng như nguyên nhân gây ra bệnh gan nhiễm mỡ cấp tính ở thai kỳ. Theo một số các nghiên cứu cho thấy, bệnh là do sự rối loạn chức năng ty thể trong quá trình oxy hóa acid béo bởi thiếu men chuỗi dài 3-hydroxyacyl-CoA dehydrogenase (LCHAD), gây tích mỡ trong gan.
Bệnh thường biểu hiện trong ba tháng cuối của thai kỳ, nhưng có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong nửa cuối của thai kỳ, hoặc giai đoạn hậu sản. Các triệu chứng thông thường ở người mẹ là: nôn mửa, buồn nôn, chán ăn và đau bụng. Vàng da và sốt có thể xảy ra ở 70% số bệnh nhân.
Ở những bệnh nhân nặng, có thể kèm theo tiền sản giật, trong đó bao gồm tăng huyết áp và phù. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng như suy thận cấp, bệnh não gan, và viêm tụy.
Tóm lại, đây là một bệnh lý nặng, biến chứng trầm trọng và khả năng tử vong cao, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời. Vì vậy, các bà mẹ cần tránh không uống rượu khi mang thai, điều trị tốt các bệnh lý nội khoa trước khi có thai, khi có thai cần phải khám thai định kỳ và thực hiện tốt theo sự hướng dẫn của bác sĩ sản khoa.
Hội chứng Reye
Hội chứng Reye đặc trưng bởi sự thâm nhiễm mỡ và bệnh não ở trẻ em; thường có bệnh cảnh nhiễm virus trước đó đi kèm với sốt và các triệu chứng hô hấp. Xét nghiệm thấy có nồng độ aminotransferase huyết thanh tăng, nồng độ bilirubin tăng nhẹ hay vừa, nồng độ ammonia máu tăng, thời gian prothrombin giảm và thỉnh thoảng đường huyết giảm. Sinh thiết gan thấy thâm nhiễm mỡ dạng microvesicular lan tỏa. Hội chứng Reye có thể là một biểu hiện của sự thiếu hụt men dehydrogenase của acyl-CoA chuỗi trung bình , do một gen lặn sinh ra do sai sót về di truyền của chuyển hoá acid béo.
Jamaican vomitting sickness
Jamaican vomitting sickness xuất hiện sau khi ăn quả akee còn sống. Phổ biến nhiều nhất ở trẻ em, gây ra ói mữa nhiều, hạ đường huyết, co giật và hôn mê trong vòng vài giờ sau khi ăn. Gan bị cạn kiệt glycogen dự trữ và và có sự thâm nhiễm mỡ dạng bọng nhỏ. Nguyên nhân là do nhiễm độc hypoglicin A. Cơ chế chính của sự ngộ độc này là sự ức chế quá trình oxi hóa acid béo và ức chế sự hình thành glucose trong cơ thể.
Nhiễm hóa chất độc
Carbon tetrachloride
Ngộ độc carbon tetrachloride qua đường tiêu hoá hay hô hấp gây ra buồn nôn, ói mữa, đau bụng, tiêu chảy, amintransferase huyết thanh tăng cao và vàng da trong vòng 2 ngày sau khi ăn. Những thay đổi về mô học ở gan như hoại tử tiểu thuỳ trung tâm và thâm nhiễm mỡ lan toả. Trong những trường hợp nặng xuất hiện suy gan và hoại tử ống thận cấp. Cơ chế của sư thâm nhiễm mỡ là do giảm sự tổng hợp protein và giảm tiết VLDL của tế bào gan .
Trichloroethylene
Việc hít phải Trichloroethylene có thể gây hoại tử tế bào gan và thâm nhiễm mỡ. Những tổn thương này có thể xảy ra sau triệu chứng khụt khịt sổ mũi do hít keo hay chất hoà tan công nghiệp. Hầu hết các trường hợp gan nhiễm mỡ do Trichloroethylene đều hồi phục .
Phosphorus
Sau khi Ăn nhầm phosphorus khoảng 4 – 5 ngày sẽ xuất hiện buồn nôn, ói mửa, đau bụng và vàng da. Hoại tử và thâm nhiễm mỡ dễ thấy nhất ở vùng quanh khoảng cửa của thuỳ gan. Thuờng bệnh nhân bị suy gan bùng phát và dễ dẫn tới tử vong.
Gan nhiễm mỡ cấp tính do thuốc dieu tri gan nhiem mo
Tetracycline
Tetracycline dùng qua dạng uống có thể gây ra thâm nhiễm mỡ dạng bọng nhỏ, thường không để lại hậu quả về lâm sàng. Sự xuất hiện và mức độ của thoái hóa mỡ có mối liên hệ chặt chẽ với liều dùng; cần chú ý trong khi dùng tetracyclin đường tĩnh mạch ở phụ nữ có thai có nguy cơ cao gây suy gan và tử vong. Cơ chế chính của gan nhiễm mỡ do tetracycline là giảm tổng hợp protein và giảm bài tiết VLDL ở gan.
Valproic acid
Thuốc chống co giật acid valproic có thể gây bất thường ở gan sau dùng thuốc 2 – 4 tháng, các sản phẩm chuyển hoá của valproic acid tương tự với hypoglycin A, acid pentanoic, thường có liên quan đến độc tố tạo ra bệnh ói mửa Jamaican và được ghi nhận là làm suy yếu sự oxi hóa aic béo ở chuột.
Amiodarone
Việc sử dụng chất này thường liên quan đến sự tăng nồng độ aminotransferase trong huyết thanh. Trị liệu lâu dài có thể gây ra thâm nhiễm mỡ dạng bọng lớn ở gan và những biến đổi bệnh học tương tự trong viêm gan do rượu.
Glucocorticoids
Glucocorticoid dùng liều cao có thể gây ra gan nhiễm mỡ . Tác động này phần lớn xuất hiện ở trẻ em. Nguyên nhân chính gây ra gan nhiễm mỡ là do tăng giải phóng acid béo từ các mô mỡ . Gan nhiễm mỡ có thể hồi phục khi ngưng glucocorticoid.
Tamoxifen
Tamoxifen là một hợp chất kháng estrogen nonsteroid được sử dụng chủ yếu trong điều trị hỗ trợ trong bệnh ung thư vú. Trong một tỷ lệ nhất định bệnh nhân sử dụng Tamoxifen có gây nên sự gia tăng men aminotransferase và đi kèm với thâm nhiễm mỡ ở gan được ghi nhận trên siêu âm và sinh thiết gan.
Tóm lại, gan nhiễm mỡ cấp tính là một bệnh lý nội khoa nặng, tiến triển nhanh, khả năng tử vong cao do chức năng gan bị suy sụp, do đó cần điều trị tích cực tại tuyến chuyên khoa, tốt nhất điều trị tại một trung tâm chuyên về gan. Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh nhân, bác sỹ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.


Viêm gan B lây nhiễm như thế nào?

Xin bác sĩ cho biết có đúng là bệnh viem gan B có cách lây giống HIV không? Bệnh có chữa được không? Nếu chữa phải uống những thuốc gì?
Dương Thanh Huy (Nghệ An)
Cách lây nhiễm của bệnh viêm gan B (viết tắt là nhiễm HBV) đúng là cũng giống như nhiễm HIV. Tức là lây nhiễm theo 3 đường: qua quan hệ tình dục; đường máu (từ đường tiêm chích); từ mẹ truyền sang con khi mang thai và lúc sinh. Tuy nhiên, nhiễm HBV có thuốc chữa và thuốc ngừa, chứ không phải hoàn toàn không chữa được. Khi làm xét nghiệm máu và có kết quả chính xác nhiễm bệnh gan B, nhưng nếu không có triệu chứng rối loạn (thể hiện các men gan ALT, AST khi xét nghiệm vẫn ở mức bình thường) thì người nhiễm an tâm không cần chữa trị gì cả, bởi vì không phải tất cả mọi người bị nhiễm đều phát bệnh. Có những người tuy mang mầm bệnh HBV suốt đời nhưng vẫn có thể chung sống “hòa bình”, không gây rối loạn chức năng gan nào cả.
Trong trường hợp này, nếu người mang mầm bệnh biết giữ gìn sức khỏe, sinh hoạt điều độ, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, không uống rượu và dùng bừa bãi thuốc, tinh thần lạc quan, thư thái, không lo âu phiền muộn thì bệnh sẽ không phát. Hiện nay có 2 thuốc tác động thực sự đến HBV và có thể loại trừ nó là: interferon alpha và lamivudin. Nhưng bác sĩ chỉ cho dùng khi người bệnh có dấu hiệu viêm gan mạn hoạt động và có biểu hiện siêu vi đang nhân đôi (xét nghiệm thấy HBsAg dương tính, HbsAg dương tính, HBV DNA dương tính). Người bị nhiễm không cần chữa trị vẫn nên tái khám sau mỗi 6 tháng hay 1 năm để theo dõi.

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Xử lý tình hình khám thuốc viêm gan B

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, có khoảng 350-400 triệu người đang mang virut viem gan B (hepatitis B virus: HBV) mạn tính với khoảng 1-2 triệu trường hợp tử vong vì các bệnh có liên quan đến nhiễm HBV mạn tính (xơ gan, ung thư gan). Tỉ lệ nhiễm HBV thay đổi theo từng vùng địa dư khác nhau: hơn 8% dân số tại châu Phi và châu Á; 2-7% ở Nam Âu và Đông Âu; khoảng 2% ở Tây Âu, Bắc Mỹ và châu Úc. Ở Việt Nam, tỉ lệ người mang HBsAg chiếm khoảng 8-15% dân số (ước tính từ 6-10 triệu người) và tình trạng nhiễm HBV, đặc biệt viêm gan do HBV (gọi tắt là viêm gan B) mạn tính là một vấn đề gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dân trong cộng đồng.
Chính vì vậy, trong những thập kỷ vừa qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa vào sử dụng một số thuốc kháng virut để điều trị viêm gan B mạn tính như: Lamivudine (Epivir-HBV) năm 1998, Adefovir (Hepsera) năm 2002, Entecavir (Baraclude) năm 2005, Telbivudine (Tyzeka) năm 2006 và 2008, Tenofovir (Viread)... Các thuốc này đã được Mỹ và các nước EU đưa vào điều trị viêm gan B mạn tính cho hiệu quả tương đối tốt.
Tuy nhiên cho đến nay, hiện tượng kháng một số thuốc kháng virut trên đã xuất hiện với các tỉ lệ khác nhau và sự phát triển của kháng thuốc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả điều trị viêm gan B mạn tính. Các nhà nghiên cứu đã kết luận: khi điều trị viêm gan B mạn tính bằng nucleoside lâu dài sẽ xuất hiện hiện tượng đột biến kháng thuốc của virut. Tỉ lệ chủng đột biến kháng thuốc có liên hệ với nồng độ HBV-DNA trước khi điều trị, tốc độ ức chế virut, thời gian điều trị và các biểu hiện trước khi điều trị nucleoside. Tỉ lệ kháng thuốc theo kiểu gen cũng khác nhau theo độ nhạy của phương pháp được sử dụng để xác định chủng kháng và bệnh nhân (BN) được xét nghiệm.
Biểu hiện đầu tiên của kháng thuốc là sự phát triển trở lại của virut, được xác định bằng việc tăng HBV-DNA huyết thanh lớn hơn 1 log10 trong quá trình điều trị của những BN đáp ứng virut lần đầu. Nồng độ HBV-DNA có khuynh hướng thấp lúc đầu khi mới sử dụng thuốc bởi vì hầu hết các chủng kháng thuốc đều giảm sao chép đúng so với HBV tự nhiên. Tuy nhiên, sự đột biến bù có thể hồi phục lại việc sao chép với mức độ nhanh hơn dẫn tới tăng nồng độ HBV-DNA cao hơn trước khi điều trị. Việc phát triển trở lại của virut thường đi theo sau biến đổi về sinh hóa (tăng nồng độ ALT). Đột biến nhanh chóng của chủng kháng thuốc có thể dẫn đến tình trạng không đáp ứng lần đầu, một vài trường hợp có thể bị bệnh gan nặng đột ngột và viêm gan mất bù. Đột biến kháng thuốc có thể xác định được sau nhiều tháng hoặc vài năm trước khi bùng phát về sinh hóa. Do đó, việc xác định và can thiệp sớm có thể ngăn chặn viêm gan nặng đột phát và viêm gan mất bù, điều này đặc biệt quan trọng ở những BN bị ức chế miễn dịch và xơ gan.
1. Vấn đề kháng thuốc kháng virut của HBV.
1.1. Kháng Lamivudine:
Theo các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng gần đây, tỉ lệ kháng Lamivudine là cao nhất (18-27% sau 1 năm điều trị) và tăng theo thời gian (44% năm thứ hai, 60% năm thứ ba, có thể lên đến hơn 70% sau 4 năm). Khi phân loại BN bị nhiễm HBV có HBeAg (+) hoặc (-) để nghiên cứu, kết quả thấy 11-24% BN có HBeAg (+) và 6-18% BN có HBeAg (-) phát triển kháng thuốc sau 1 năm; tỉ lệ này lên đến 70% sau 8 năm điều trị liên tục.
Trong một nghiên cứu trên những BN có HBV-DNA > 200 copies/ml được điều trị bằng Lamivudine thì 60% đã phát triển kháng thuốc tại thời điểm tuần 24, trong khi đó chỉ có 8% phát triển kháng thuốc cũng tại thời điểm này trên BN có HBV-DNA < 200 copies/ml.
Sự xuất hiện chủng đột biến kháng Lamivudine là yếu tố chính cần quan tâm trong điều trị bằng thuốc này. Phần lớn các chủng đề kháng thông thường có liên quan đến sự thay thế nhóm methionin trong chuỗi tyrosine-methionine-aspartate-aspartate (YMDD) trong HBV-DNA polymerase bằng valine hoặc isoleucin rtM204V/I. Sự đột biến này thường kèm theo sự thay thế methionin bằng leucine trong sao chép ngược (rtL108M).
1.2. Kháng Telbivudine:
Telbivudine có tỉ lệ kháng 5%, thấp hơn so với Lamivudine trên những BN có HBeAg (+) sau 1 năm, nhưng tỉ lệ này lại tăng vọt lên đến 22% sau 2 năm, giả thiết cho rằng sự phát triển kháng thuốc có thể trở thành một vấn đề có ý nghĩa với khoảng thời gian điều trị lâu hơn. Các tỉ lệ kháng thuốc ở những BN có HBeAg (-) thường thấp hơn ở thời điểm 1 năm (2%) nhưng tăng lên tới 11% ở thời điểm 2 năm. Những BN có HBV-DNA cao thì tỉ lệ sạch HBV-DNA thấp hơn và thời gian điều trị kéo dài có thể dẫn đến tình trạng phát triển kháng thuốc đối với Lamivudine và Telbivudine.
Cũng giống như Lamivudine, đối với Telbivudine ước tính khoảng 80% BN có HBV-DNA > 3 log10 copies/ml phát triển kháng thuốc vào thời điểm tuần 24, nhưng chỉ có 4% BN có HBV-DNA dưới ngưỡng phát hiện phát triển kháng thuốc. Tuy nhiên, các khác biệt này có thể mất đi khi BN được điều trị trong khoảng thời gian dài.
Telbivudine chọn lọc các thể đột biến trong loại hình YMDD. Cho tới nay, chỉ mới phát hiện có M204I (không phải M204V).
1.3. Kháng Adefovir:
Trong năm đầu tiên sử dụng Adefovir chưa thấy xuất hiện kháng thuốc nhưng tỉ lệ kháng xuất hiện 1-3% và tăng lên 11%, 18%, 28% tương ứng với các năm thứ 2, 3, 4 và 5. Các nghiên cứu có tính chất lâu dài trên những BN có HBeAg (-) được điều trị bằng Adefovir cho thấy khoảng 3% BN kháng thuốc ở năm thứ 2 và lũy tích tăng lên đến 29% ở năm thứ 5. Trong khi đó, những BN có HBeAg (+) chưa được xác định rõ ràng và có tỉ lệ khoảng 20% kháng ở thời điểm 235 tuần sau khi được điều trị bằng Adefovir.
Người ta thấy rằng lượng virut còn lại ở máu trong năm đầu điều trị là yếu tố tiên lượng kháng thuốc trong tương lai đối với những BN nhiễm HBV mạn tính được điều trị bằng Lamivudine; còn việc phát triển kháng thuốc đối với Adefovir có thể được dự đoán bằng mức độ virut trong máu của BN ở tuần thứ 48. Tỉ lệ 49% BN có HBV-DNA > 1000 copies/ml ở tuần thứ 48 thì sau đó xuất hiện kháng thuốc vào tuần thứ 192, trong khi đó chỉ 6% BN có HBV-DNA < 1000 copies/ml ở tuần thứ 48 phát triển kháng thuốc vào thời điểm đó.
Sự kháng thuốc trong thời gian điều trị diễn ra với Adefovir chậm hơn so với Lamivudine và không có các thể đột biến kháng thuốc ở BN sau 1 năm điều trị trong thử nghiệm giai đoạn 3; sự đề kháng với Adefovir đầu tiên liên quan với các đột biến thay thế ở vùng B (rtA181T) và vùng D (N236D).
1.4. Kháng Entecavir:
Entecavir và Tenofovir có tỉ lệ kháng thuốc thấp nhất ở những BN sử dụng các thuốc này lần đầu. Với Entecavir, không thấy xuất hiện kháng thuốc ở thời điểm sau 1-2 năm điều trị, tuy nhiên đã có 1,2% kháng thuốc ở thời điểm 5 năm.
Sự kháng Entecavir dường như xuất hiện với cơ chế tấn công kép, bắt đầu với sự chọn lọc thể đột biến M204V/I và tiếp theo là sự thay thế amino axit ở rtT184, rtS202 hoặc rtM250. Các nghiên cứu in vitro cho thấy bản thân các thể đột biến ở vị trí 184, 202 và 250 có rất ít ảnh hưởng đến mức độ nhạy cảm của Entecavir nhưng sự nhạy cảm với Entecavir giảm từ 10-250 lần khi một trong các thể đột biến này đi kèm với thể đột biến M204V/I.
Số liệu nghiên cứu in vitro dự báo rằng kháng thuốc Entecavir sẽ có tỉ lệ cao ở những BN có đột biến kháng thuốc rtM204V/I ± rtL180M với Lamivudine. Vì vậy, để tránh hiện tượng kháng thuốc trong điều trị viêm gan B mạn tính, cần có những chiến lược điều trị và theo dõi BN hợp lý.
1.5. Kháng Tenofovir:
Các nghiên cứu in vitro cho thấy, Tenofovir có hiệu lực tương tự Adefovir nhưng hiệu quả điều trị tốt hơn bởi liều lượng của Tenofovir được sử dụng cao gấp 30 lần so với Adefovir. Sự bùng phát virut đã được phát hiện ra trong quá trình điều trị bằng Tenofovir đối với cả những BN có HBeAg (+) hay (-) nhưng không thấy có đột biến gen kháng thuốc sau 2 năm điều trị và sự bùng phát virut cũng được cho là hầu như không có gì phức tạp.
Một nghiên cứu với 2 BN nhiễm đồng thời HIV và HBV cho thấy sự thay thế alanine thành threonine ở vị trí 194 (rtA194T) thường kèm theo sự kháng Tenofovir. Mối liên quan giữa rtA194T và sự kháng Tenofovir vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn. Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng rtA194T thường làm giảm khả năng sao chép đúng trong các nghiên cứu in vitro, nhưng sự sao chép vẫn hồi phục khi có sự xuất hiện của precore G1896A chặn thể đột biến codon. Điều đó cho thấy thể đột biến rtA194T rất có thể được tìm thấy ở BN có HBeAg (-).
1.6. Đa kháng thuốc:
Do việc sử dụng rộng rãi các chất kháng HBV, nhiều BN được điều trị với nucleos(t)ide analogs đơn trị liệu và có thể gây nên đột biến kháng thuốc liên tiếp. Rất may mắn là chiều hướng đa kháng thuốc vẫn còn là một hiện tượng chưa phổ biến. Tuy nhiên, cũng cần hết sức thận trọng vì hiện tượng này có thể xuất hiện khi điều trị bằng thuốc kháng HBV kéo dài và sử dụng rộng rãi hơn những thuốc kháng HBV. Hiện nay, người ta đã phát hiện hiện tượng kháng thuốc qua báo cáo về một BN ghép gan có HBV được điều trị bằng immunoglobulin và Lamivudine; khi xuất hiện bùng phát virut và kháng với Lamivudine, người ta đã bổ sung thêm Adefovir. Cuối cùng, xuất hiện một chủng HBV kháng với cả Lamivudine và Adefovir.

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

Cơ chế điều trị viêm gan B

Các triệu chứng của một người mắc bệnh gan thông thường là: mệt mỏi, ngứa, sốt nhẹ, đau tức vùng gan, nước tiểu sẫm màu… và qua xét nghiệm chuyên khoa. Các thuốc điều trị hiện nay cho bệnh nhân viêm gan thực chất không thể chữa trị được dứt điểm cho người đã mắc mà chỉ có vai trò ngăn chặn và hoặc tái tạo một phần, giảm thiểu sự phá hoại của virus cải thiện các triệu chứng bệnh lý mà thôi.
Hiện nay, các thuốc điều trị viem gan B mãn tính mục đích làm cho siêu vi B ngưng hoạt động, không sinh sản được (đưa về dạng người lành mang mầm bệnh) và như vậy ngăn chặn và giảm thiểu tối đa biến chứng xơ gan và ung thư gan. Khi ấy thử máu chỉ còn vỏ HBsAg mà không thấy HBV – DNA (HBV – DNA = 0). Tỉ lệ này đạt được sau một năm điều trị với lamivudine khoảng 39-72%.
Do đó, người bệnh vẫn phải được bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện có chuyên khoa viêm gan siêu vi lên kế hoạch điều trị và theo dõi liên tục bởi vì siêu vi B vẫn còn tồn tại trong cơ thể và vẫn có khả năng tái hoạt động gây biến chứng tại gan.
Thống kê rằng có rất ít trường hợp cơ thể loại cả vỏ HBsAg tỉ lệ loại trừ hoàn toàn siêu vi B (HBsAg âm tính) khoảng 1% sau một năm điều trị.
Phản ứng của cơ thể với bệnh viêm gan siêu vi B
Cơ thể bệnh nhân hoàn toàn không đủ khả năng nhận biết hoặc loại trừ virut viêm gan B. Vì vậy nên giai đoạn này người bệnh không có triệu chứng gì cả. Cho tới khi mà hệ miễn dịch, kháng thể của người bệnh đủ sức nhận ra có những kẻ thù đang sống chung với mình thì mới bắt đầu sản xuất ra những “vũ khí” để chống lại.
Đối với những trường hợp mắc bệnh viêm gan B khi đã trưởng thành, thường từ tuổi dậy thì đến 30 tuổi. Trong các trường hợp này người bệnh thưòng có những giai đoạn bị vàng da cấp tính hoặc mệt mỏi, kiệt sức, biếng ăn, đau bụng , buồn nôn, da mặt trở nên vàng và nước tiểu có màu vàng đậm như trà đậm. Khi thấy những triệu chứng đó chứng tỏ người bệnh đang mắc siêu vi gan cấp tính.
Một cuộc chiến được mô tả như sau: kháng thể và siêu vi trùng để tìm cách chống lại và đẩy virut viêm gan B ra ngoài, gây ra tình trạng hư hoại các tế bào gan, làm phân tích chất dịch trong gan ra ngoài. Những sắc tố màu vàng thấm vào da và được tiết ra ngoài nước tiểu. Giai đoạn đó được gọi là siêu vi gan cấp tính.
Lúc này người bệnh trở thành bệnh gan siêu vi B mãn tính. Việc ăn uống bình thường không có triệu chứng nhiều, đôi khi chỉ mệt mỏi hơn bình thường đặc biệt vào buổi chiều hay trên da xuất hiện các vết đỏ nổi lên trước ngực hay những vết bầm tím ở chân, đau nhức khớp xương, ăn không ngon …Đó là những triệu chứng thường thấy ở những người bị viêm gan siêu vi B kinh niên.
Tóm lại, bệnh viêm gan siêu vi B đa số là không thể chữa trị dứt điểm, chỉ có khoảng 90% những người bị viêm gan B cấp tính lành bệnh sau 1-2 tháng, từ từ bớt vàng da và bệnh nhân được phục hồi. Tuy nhiên, một số sẽ tiếp tục chuyển qua giai đoạn từ cấp tính đến kinh niên.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Nhận thức đúng về bệnh gan nhiễm mỡ

Thế nào là gan nhiễm mỡ?
Gan nhiễm mỡ(GNM) là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan > 5% trọng lượng gan.Người bị GNM hầu như không có triệu chứng gì. Chỉ có một vài bệnh nhân cảm thấy hơi mệt mỏi và suy nhược, hoặc có cảm giác hơi tưng tức ở vùng dưới sườn bên phải. Bệnh thường được phát hiện một cách tình cờ sau một xét nghiệm máu thường quy (thấy men gan tăng) hoặc sau khi được siêu âm.
Nguyên nhân do đâu?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến GNM: chế độ ăn, nghiện rượu, thể trạng, một số bệnh lý, sử dụng thuốc.
Chế độ ăn quá nhiều năng lượng khiến khả năng chuyển hóa năng lượng của gan gặp trở ngại, gây nên tình trạng chất béo tích lũy ở gan.
Nghiện rượu dẫn đến GNM do rượu làm giảm quá trình oxy hóa acid béo ở gan, tăng vận chuyển & este hóa acid béo tạo thành trigliceride, ngoài ra rượu còn làm giảm tổng hợp & bài tiết lipoprotein ở gan.
Những người thừa cân, béo phì thường ăn uống vượt quá nhu cầu của cơ thể.Khi đó “phần thừa” sẽ được chuyển hóa thành mỡ để dự trữ năng lượng. Mỡ tích tụ ở gan gây nên GNM.Những người bị thiếu chất dinh dưỡng, thiếu các vi chất cần thiết sẽ làm chuyển hóa mỡ không hiệu quả và gan bị nhiễm mỡ. Những người gầy, thiếu protein trong thời gian dài sẽ làm mỡ trong máu không thể chuyển hóa nên sinh ra GNM.
Tình trạng GNM cũng liên quan đến một số bệnh lý như bệnh đái tháo đường type II, béo phì, mức triglyceride trong máu cao…
Biện pháp phòng ngừa
Bệnh gan nhiem mo hoàn toàn có thể ngăn ngừa bằng việc tạo nên một lối sống lành mạnh: chế độ dinh dưỡng cân đối, kiểm soát trọng lượng cơ thể, hạn chế rượu bia, thuốc lá; rèn luyện thể dục thể thao hợp lý.Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh.
Đối với người bị GNM, ngoài việc thay đổi lối sống như trên thì có thể dùng các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược để tăng cường chức năng gan, bảo vệ gan như Cardus marianus (Silymarin), Diệp hạ châu, Bồ công anh, Nhọ nồi…

Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013

Cách nào để bệnh viêm gan C diễn tiến chậm hơn

PN - Hỏi: Tôi bị nhiễm bệnh gan C nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên chưa có điều kiện chữa trị. Xin BS cho biết, làm cách nào để bệnh diễn tiến chậm lại, chế độ ăn uống có ảnh hưởng ra sao? Tôi nghe nói Việt Nam cũng đã sản xuất được thuốc chữa bệnh này, và khi có thể tôi nên đến đâu để điều trị?
Văn Thanh Dũng
(KCN Tân Bình, Q.Tân Phú, TP.HCM)

viêm gan c

Trả lời: Do tỷ lệ dẫn đến biến chứng viêm gan mạn tính, xơ gan, ung thư gan của người nhiễm bệnh viêm gan C (HCV) khá cao nên hiện nay các hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị của các hiệp hội gan mật trên thế giới đều đưa ra các khuyến cáo chỉ định điều trị với thuốc kháng vi-rút đối với bệnh nhân nhiễm HCV khá sớm, ngay khi cả người bệnh chưa có triệu chứng lâm sàng. Thuốc được sử dụng hiện nay là Peginterferon phối hợp với Ribavirin. Thời gian điều trị có thể kéo dài đến 12 tháng. Chi phí điều trị và theo dõi hiện nay rất tốn kém. Một số công ty dược phẩm tại Việt Nam cũng đã sản xuất được thuốc tiêm và thuốc uống tương tự như thuốc của nước ngoài. Tuy nhiên, chi phí điều trị vẫn rất cao (khoảng 1,8 - 2 triệu đồng cho một lọ thuốc Peginterferon alpha 2a). Nếu bạn có nhu cầu điều trị thuốc này, bạn có thể đến các bệnh viện chuyên khoa về gan tại TP.HCM. Do chi phí điều trị tốn kém nên phần lớn bệnh nhân viêm gan C tại Việt Nam không đủ khả năng chi trả. Nếu muốn làm chậm diễn tiến của bệnh, bạn phải chú ý giữ chế độ sinh hoạt lành mạnh như không dùng bia rượu, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, tránh sử dụng các thuốc có hại cho gan, chế độ ăn hạn chế dầu mỡ, thức ăn có nhiều sắt. Bạn cần định kỳ khám bệnh và theo dõi diễn tiến của bệnh theo yêu cầu của bác sĩ. Việc điều trị các bệnh khác có thể thúc đẩy diễn tiến của viêm gan C như tiểu đường, tăng cholesterol máu.

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Chữa bệnh viêm gan B như thế nào

Thắc mắc: Tôi bị bệnh viem gan b đã lâu nay muốn hỏi bác sỹ cách chữa bệnh viêm gan b như thế nào thì hiểu quả?
Trả lời: Chữa bệnh viêm gan b
Viêm gan B là một loại bịnh hiễm do siêu vi là tổn thương gan, Ở Mỹ có chừng 1,2 triệu người mắc chứng viêm gan B mãn tính và trên một nữa số người này là gốc châu Á. Các khảo cứu ở Mỹ cho thấy người gốc châu Á, trong 100 người có chừng 13 người mang siêu vi gan B trong dòng máu mình (viêm gan B mãn tính).Virus viêm gan B có thể lan truyền từ người này qua người khác qua bằng đường máu (kim chích, dụng cụ phẫu thuật không khử trùng đàng hoàng; dung dao cạo râu chung; do đường tính dục (sexual transmission), và từ mẹ truyền qua con lúc sanh.
Thuốc Baraclude (tên thương mãi của Entecavir) được cơ quan quản trị thuốc của Hoa kỳ là FDA chấp thuận được dung để chữa bệnh gan b mà virus sinh sản tích cực (active viral replication) cọng với tổn thương ở gan, chứng minh bằng các xét nghiệm cơ năng gan (enzyme ALT hoặc AST lên cao) hoặc sinh thiết tế bào gan cho thấy bênh đang ở giai đoạn tích cực, hoạt động (active liver disease).Năm 2010, FDA, chấp thuận việc dùng entecavir cho các trường hợp suy gan (liver failure) do siêu vi gan B.
Bênh nhân đã dung entecavir được 3 năm và virus không thấy sinh sản nữa, và cơ năng gan bình thường. Câu hỏi đặt ra là có ngưng thuốc được chưa, vì có nhiều ý kiến khác nhau giữa những bs được tham vấn. Theo tôi nghĩ, câu trả lời thích hợp nhất là của bác sĩ đang theo dõi bịnh nhân thường xuyên tại Nga, Thường người quyết định bắt đầu một loại trị liệu, thuốc men cho bịnh nhân là người đã từng đặt những mục tiêu (tiêu chí) cần thực hiện trước khi bs đủ bằng lòng về kết quả trị liệu để có thể ngưng thuốc được.
Các thay đổi khi chữa bệnh viêm gan b
Đối với thuôc entecavir,xin trích dẫn một số điểm công bố trong package insert được FDA chấp thuận:
-Các biến chứng thường gặp nhất khi chữa viêm gan b: nhức đầu, mệt mõi, buồn nôn, ói.
-Uống entecavir nếu ngừng đột ngột có thể là bịnh nhiễm trở nặng hơn, nhất là trong 6 tháng đầu.
-Thuốc thải ra ngoài do thận, nên nếu cơ nặng thận yếu, giảm thấp do tuổi già, phải điều chỉnh liều thuốc.Thuốc lại có khả năng gây độc gan (hepatotoxicity): nếu da vàng, buồn nôn,phân mất màu, trở n6n trắng, phải cho bs mình biết.
-Thuốc không có khả năng trị dứt (cure) nhiễm trùng viêm gan siêu vi B mà chỉ làm giảm lượng virus trong cơ thể, giảm khả năng nhiễm những tế bào gan mới.
-Thuốc có thể làm cơ năng gan tốt hơn.
-Tuy nhiên theo kiến thức hiện nay, không biết thuốc có giảm nguy cơ ung thư và xơ gan do viêm gan B mãn tính gây ra hay không.
Các công bố khoa học về entecavir chỉ nói đến những trị liệu kéo dài ngắn hơn (chừng 1 năm), không lâu như trường hợp ở đây.Theo FDA thì thời gian tối ưu để dùng entecavir chưa được xác định. Kéo dài có thể giúp kiểm soát siêu vi lâu hơn, nhưng ngược lại thì có thể lờn thuốc, biến chứng và tốn tiền nhiều hơn. Do đó vị thính giả nhận được những lời khuyên trái ngược nhau từ các bs, tiến sĩ là chuyện hiểu được.
Tóm lại, bênh viêm gan b nên theo hướng dẫn của bs đang theo dõi thường xuyên cho mình. Mong những thông tin này có thể giúp ích cho thính giả ý thức nhiều hơn về những trị liệu của mình và cộng tác với bác sĩ của mình tốt hơn.

Thuốc điều trị viêm gan B mãn tính

Để phòng ngừa viem gan B, các chuyên gia y tế khuyên bạn nên đi xét nghiệm máu để phát hiện virus viêm gan B. Đồng thời bạn cũng có thể bắt đầu tiêm phòng ngừa viêm gan B.
Có nhiều loại thuốc được phê chuẩn tại Hoa Kỳ dùng cho những người bị nhiễm viêm gan B mãn tính. Những loại thuốc này cũng có ở Việt Nam:
Thuốc điều trị viêm gan b cho người lớn
• Pegylated Interferon (Pegasys) là thuốc tiêm mỗi tuần một lần thường dùng trong sáu tháng đến một năm. Thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như các triệu chứng giống như cúm và trầm cảm. Chỉ dành cho người lớn.
• Telbivudine (Tyzeka, Sebivo) là thuốc viên uống mỗi ngày một lần, có tác dụng phụ, ít nhất một năm hoặc lâu hơn. Thuốc dành cho người lớn.
• Tenofovir (Viread) là thuốc viên uống mỗi ngày một lần, có tác dụng phụ, ít nhất một năm hoặc lâu hơn. Thuốc dành cho người lớn.
Thuốc điều trị viêm gan B mãn tính cho cả trẻ em và người lớn
• Interferon Alpha (Intron A) được tiêm vài lần một tuần trong sáu tháng đến một năm, hoặc đôi khi lâu hơn. Thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ như triệu chứng giống cúm, trầm cảm, và nhức đầu. Thuốc dùng cho cả trẻ em và người lớn.
Thuốc điều trị viêm gan b mãn tính
• Lamivudine (Epivir-HBV, Zeffix, hoặc Heptodin) là thuốc viên uống mỗi ngày một lần, có tác dụng phụ, ít nhất một năm hoặc lâu hơn. Thuốc dùng cho cả trẻ em và người lớn.
Thuốc điều trị bệnh gan b mãn tính dành cho người lớn đang thử nghiệm dùng cho trẻ em
• Adefovir Dipivoxil (Hepsera) là thuốc viên uống mỗi ngày một lần, có tác dụng phụ, ít nhất một năm hoặc lâu hơn. Thuốc dành cho người lớn. Đang dùng thử lâm sàng trên trẻ em.
• Entecavir (Baraclude) là thuốc viên uống mỗi ngày một lần, có tác dụng phụ, ít nhất một năm hoặc lâu hơn. Thuốc điều trị viêm gan b dùng cho người lớn. Đang dùng thử lâm sàng trên trẻ em.
Điều quan trọng là, không phải tất cả bệnh nhân viêm gan B mãn tính đều cần phải dùng thuốc. Một số bệnh nhân chỉ cần được bác sĩ theo dõi một cách thường xuyên (ít nhất mỗi năm một lần, hoặc nhiều hơn). Đối với bệnh nhân có dấu hiệu đang bị bệnh gan thì việc điều trị sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho họ. Hãy khám bệnh và thảo luận với bác sỹ để lựa chọn liệu pháp điều trị tốt nhất cho sức khỏe của bạn. Ngoài ra, có nhiều loại thuốc mới đầy hứa hẹn trong các thử nghiệm lâm sàng và đang được nghiên cứu.
Tất cả những người bị bệnh viêm gan B mãn tính nên kiểm tra sức khỏe ít nhất một lần một năm (đôi khi phải khám nhiều hơn nếu cần thiết), cho dù họ có quyết định có bắt đầu dùng thuốc điều trị hay không.

Hiểu lầm nghiêm trọng về bệnh viêm gan B

Bệnh viem gan B là bệnh di truyền?
Quan điểm khoa học: Đây là bệnh truyền nhiễm không phải bệnh di truyền, tuy nhiên nếu mẹ bị nhiễm bệnh sẽ có nguy cơ cao lây truyền sang con trong quá trình sinh đẻ, nhưng có thể hạn chế tới 95% nguy cơ này nếu dự phòng đúng cách.
Ăn uống chung hoặc tiếp xúc với người bị viêm gan B sẽ bị lây?
Quan điểm khoa học: Viêm gan B không lây theo đường ăn uống giống viêm gan virut A, E nên khi ăn chung không bị lây truyền. Vì bệnh chỉ lây theo đường máu nên trong gia đình không được dùng dao cạo râu và bàn chải đánh răng chung với người có nhiễm virut viêm gan B.
Các loại thảo dược có thể điều trị khỏi hoàn toàn bệnh gan virut B?
Quan điểm khoa học: Cho tới nay chưa có công trình khoa học đáng tin cậy nào cho thấy thuốc nam hoặc thuốc bắc có thể chữa khỏi hoàn toàn viêm gan virut B. Viêm gan virut B cấp tính không cần điều trị gì đặc hiệu sau 3-6 tháng, 90% số người mắc bệnh sẽ khỏi hoàn toàn. Ở những người viêm gan virut B mạn tính khi dùng thuốc nam hoặc thuốc bắc có thể cải thiện tình trạng chung như: ăn ngon, ngủ tốt hơn, nhưng ngày nay khi các phương tiện xét nghiệm hiện đại cho phép đo được nồng độ virut viêm gan B trong máu cho thấy thực chất virut vẫn nhân lên trong cơ thể và gây tổn thương gan.


Cục Quản lý dược và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho biết có nhiều thuốc có nguồn gốc thảo dược có thể gây viêm gan do đó đã cấm sử dụng một số thảo dược như: Ma Huang, Kava, Ephedrine, Germander, Jin Bu Huan, Sassafra... Vì vậy cần rất thận trọng khi sử dụng thảo dược để điều trị viêm gan virut B.
Tất cả người viêm gan B đều sẽ chết vì xơ gan và ung thư gan?
Quan điểm khoa học: Ở người lớn viêm gan virut B cấp tính thì 90% số trường hợp sẽ khỏi hoàn toàn còn lại chỉ 10% trở thành viêm gan virut B mạn tính, mà chỉ có viêm gan virut mạn tính không được theo dõi và điều trị mới gây ra xơ gan và ung thư gan.
Người bị viêm gan virut mạn tính phải có biểu hiện: đau vùng gan, không ăn được, sụt cân, vàng da?
Quan điểm khoa học: Hầu hết bệnh nhân bị viêm gan virut B mạn tính không có biểu hiện ra ngoài mặc dù bệnh vẫn tiến triển âm thầm dẫn tới xơ gan và ung thư gan.
Đã tiêm phòng virut viêm gan B là không bị viêm gan virut B?
Quan điểm khoa học: Tiêm vaccin phòng bệnh chỉ có tác dụng khi người đó chưa có nhiễm virut viêm gan B và sau tiêm phải tạo ra được nồng độ kháng thể Anti-HBs > 10 IU/l mới có tác dụng phòng mắc bệnh, vì vậy trước khi tiêm phòng cần xét nghiệm HBsAg và Anti-HBs. Nếu xét nghiệm cho kết quả âm tính với HBsAg mà đồng thời có âm tính với Anti-HBs hoặc nồng độ Anti-HBs thấp < 10 IU/l thì cần phải đi tiêm phòng vì cơ thể chưa bị nhiễm virut viêm gan B và cũng chưa có khả năng miễn dịch với bệnh hoặc đáp ứng miễn dịch còn thấp, chưa đủ khả năng bảo vệ. Nếu có HBsAg dương tính, việc tiêm phòng không có tác dụng dự phòng.
Khi xét nghiệm mà có HBsAg dương tính phải kiêng ăn các thức ăn có nhiều đạm và chất béo như thịt cá, trứng, sữa...?
Quan điểm khoa học: Đối với những người không bị béo không phải kiêng thức ăn gì, đặc biệt họ có thể ăn uống bình thường và không dùng đồ uống có cồn như: bia, rượu.

Một số triệu chứng bệnh viêm gan B

Viêm gan siêu vi B là một số dạng bệnh viêm gan do virus viêm gan siêu vi B gây ra, truyền nhiễm theo đường máu và sinh dục lây đến gần 1 phần 3 dân số trên toàn thế giới, nhiều nhất tại các nước đang phát triển.
Bệnh viêm gan siêu vi B là một số dạng bệnh viêm gan do virus viêm gan siêu vi B gây ra, truyền nhiễm theo đường máu và sinh dục lây đến gần 1 phần 3 dân số trên toàn thế giới, nhiều nhất tại các nước đang phát triển.
Hầu hết trẻ em có triệu chứng viem gan b . Điều này cũng xảy ra ở khoảng 1/3 số người lớn bị nhiễm. Các triệu chứng thường xuất hiện 4-6 tuần sau khi nhiễm và có thể từ nhẹ đến nặng. Bao gồm một số hoặc tất cả các triệu chứng viêm gan b sau:
- Chán ăn
- Buồn nôn và nôn
- Ốm yếu và mệt mỏi

- Đau bụng, đặc biệt đau quanh vùng gan - vị trí ở dưới bờ sườn bên phải.
- Vàng da và vàng mắt. Điều này xảy ra khi gan không thải trừ hết bilirubin trong máu. Cuối cùng bilirubin tích luỹ và lắng đọng vào da gây vàng da.
- Đau khớp
Viêm gan B có thể gây tổn thương gan và lây sang người khác, ngay cả khi bạn không có chứng. Điều này giải thích tại sao cần phải làm xét nghiệm nếu bạn nghi ngờ có tiếp xúc với viêm gan B hoặc có các hành vi nguy cơ.
Khi có triệu chứng viêm gan b nào cần đi khám?
Hãy đi khám ngay nếu bạn có các triệu chứng bệnh gan b hoặc có nguy cơ nhiễm bệnh và chưa tiêm vaccin hoặc không biết mình đã được bảo vệ chưa.
Hiện nay, hầu hết trẻ em Mỹ đều được tiêm vaccin HBV cùng với các mũi tiêm chủng thường qui khác. Nhưng một số trẻ, đặc biệt là những trẻ không được chăm sóc y tế thường xuyên hoặc có cha mẹ nhập cư từ những nước có tỷ lệ nhiễm cao - có thể bị bỏ sót.
Nếu con của bạn chưa được tiêm chủng, hãy đến gặp bác sĩ hoặc cơ quan y tế địa phương.
Theo dõi lâu dài chức năng gan và sàng lọc phát hiện ung thư gan là rất quan trọng đối với người lớn và trẻ em nhiễm HBV mạn. Nếu bạn hoặc con bạn đã có dấu hiệu của bệnh gan, bác sĩ của bạn sẽ chuyển bạn tới gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị.

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

Muôn kiểu gan nhiễm mỡ

Do là chứng bệnh “thầm lặng”, hầu như không có triệu chứng khi ở giai đoạn đầu, nên nếu không thuộc nhóm thừa cân, béo phì, ham rượu, mê thuốc lá thì phần lớn đều cảm thấy “sốc” khi nhận kết quả gan nhiem mo
Trong 1 lần đi khám sức khỏe tổng quát vì trước đó anh có cảm giác mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, anh Hoàng Văn Thao (41 tuổi, Q. Phú Nhuận, TPHCM) giật mình khi bác sĩ báo kết quả gan bị nhiễm mỡ độ 1. Anh cứ đinh ninh là bệnh này của người béo nên với dáng vẻ “cây sậy” như anh không thể có chuyện mắc bệnh.
Còn bác Thanh Bình (64 tuổi, Q. Bình Thạnh, TPHCM), người bị tiểu đường đã cả chục năm nay,“sống chung” với bệnh tiểu đường, tôi thường phải kiêng khem những đồ ăn nhiều chất béo, nhiều gia vị… để duy trì đường huyết ổn định. Nào ngờ lần khám bệnh định kỳ cách đây 2 tháng tôi mới biết mình mắc thêm bệnh gan nhiễm mỡ, với chế độ ăn uống như vậy không hiểu sao tôi vẫn bị gan nhiễm mỡ”.
Riêng chị Tâm (38 tuổi, Q.4, TPHCM) thì buồn bã suốt kể từ hôm nhận kết quả gan nhiễm mỡ bởi đang phải dùng thuốc kháng viêm Corticosteroids(Prednisone) để điều trị bệnh viêm phế quản mãn tính, chưa khỏi thì nay lại thêm bệnh mới…
Trên thực tế, những trường hợp như trên không hiếm và bệnh gan nhiễm mỡ không chỉ là của riêng người thừa cân, béo phì, thích ăn đồ mỡ hay ham rượu bia, chè thuốc.




Thủ phạm nào cách chữa đó
Theo DS. Nguyễn Thanh Xuân, Trưởng phòng nghiên cứu, Cty Dược phẩm Phú Hưng, để trị bệnh cần phải hiểu rõ nguyên nhân.
Ví như với người gầy, thông thường gan chuyển hóa đường để tạo năng lượng, khi không có đủ đường để chuyển hóa, gan buộc phải thu thập mỡ dùng thay thế. Mỡ vào gan quá nhiều, tích tụ lại trong tế bào gan và gây ra chứng bệnh này. Những người bị thiếu chất dinh dưỡng, thiếu các vi chất cần thiết sẽ làm chuyển hóa mỡ không hiệu quả và gan bị nhiễm mỡ. Những người gầy, thiếu protein trong thời gian dài sẽ làm mỡ trong máu không thể chuyển hóa nên sinh ra gan nhiễm mỡ.
Do đó, để kiểm soát tình trang gan nhiễm mỡ, những người này cần phải áp dụng chế độ ăn uống cân bằng và sinh hoạt lành mạnh. Trong bữa ăn cần cân đối rau quả và chất đạm như các loại thịt, nên tăng cường ăn cá tôm, cua, đậu. Từ bỏ những thói quen xấu như ăn đêm, ăn vặt nên ăn uống điều độ, ăn đúng bữa, đúng giờ và uống nhiều nước giúp gan thanh lọc độc tố.
Với bệnh nhân tiểu đường, nên có chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý, tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây và các thức uống tốt cho gan như trà xanh, trà hoa hòe, trà actiso… giúp hạn chế thuốc điều trị tiểu đường kháng Insulin – một hormone protein kích thích quá trình tổng hợp và ức chế quá trình thoái hóa glicogen ở cơ, gan và mô mỡ. Đâyvừa là nền tảng để điều trị tiểu đường, vừa giúp hạn chế ăn tình trạng gan nhiễm mỡ tăng cao.
Còn như trường hợp chị Tâm, sử dụng thuốc kháng viêm Prednisone thì cần ngưng ngay để tránh gây độc cho gan và thay thế bằng thuốc an toàn có sự chỉ dẫn của bác sỹ. Bên cạnh đó cần đảm bảo một chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, bổ sung thêm những thức uống từ thảo dược, giúp thanh lọc giải độc gan. DS. Thanh Xuân nói.

Thao khảo: dieu tri gan nhiem mo

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Người bị bệnh viêm gan B có nên ăn gan lợn

Do nhu cầu của con người ngày càng tăng cao, và món gan lợn ngày càng được chế biến đa dạng và phong phú hơn. Nhưng đối với sức khỏe cộng đồng mà nói, việc theo đuổi những món thực phẩm sang trọng là điều dễ hiểu. Và người mang virut bệnh viêm gan B có thể ăn gan lợn hay không? Người mang virut viêm gan B ăn gan lợn thì có lợi gì cho bệnh tình của họ không? Các chuyên gia về bệnh gan của phòng khám sẽ giúp các bạn giải thích về vấn đề này.
Trong gan lợn có rất nhiều yếu tố dinh dưỡng phong phú như: sắt, photpho, protein … Gan lợn thường được sử dụng làm thực phẩm và cũng đã dần dần trở thành nguyên liệu chữa trị các bệnh về mắt, ngoài ra nó còn có thể là một chất đặc biệt có tác dụng chống ung thư và mệt mỏi.

ăn gan lợn có bị bệnh viêm gan

Người mang virut viem gan B có thể ăn gan lợn hay không?
Gan lợn là trung tâm giải độc, lọc bỏ những chất độc lớn nhất trong cơ thể của con lợn. Tất cả những sản vật thay đổi có độc tố và hấp thụ những món ăn có độc đều tập trung ở gan, để gan giải độc, tiêu trừ sau đó đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu. Một người khỏe mạnh vẫn có thể sử dụng một hàm lượng nhỏ vì gan lợn không thể xử lý hết được, không thể nào giết hết được mầm bệnh hay những ký sinh trùng cứng đầu và rất dễ lây sang những bệnh khác. Đối với những người mang virut viêm gan B, chúng tôi khuyên các bạn không quá lợi dụng nó. Bởi vì gan của người bệnh có thể xuất hiện sự khác biệt. Nếu sử dụng gạn lợn không sạch làm thực phẩm thì rất dễ làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.Vì thế không nên ăn gan lợn quá nhiều. Theo những thông tin được đăng trên mạng thì gan lợn là một phương pháp chữa trị bệnh viêm gan B, chúng ta không nên tin đó là sự thật, bởi vì gan lợn không có hiệu quả trong việc chống virut. Vì thế không được sử dụng nó một cách tùy tiện.

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Tiêm vacxin viêm gan B là phương pháp tốt nhất

Tiêm vắc-xin bệnh viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh và tiêm đủ mũi vắc-xin viêm gan B là cách phòng bệnh tốt nhất. Tại sao lại như vậy?
Bệnh viêm gan B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virut viêm gan B gây ra. Việt Nam là nước thuộc vùng có tỷ lệ lưu hành bệnh viêm gan B cao. Tỷ lệ lưu hành HBsAg của Việt Nam là 10 - 20%. Một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ HBsAg ở phụ nữ có thai >10%. Trẻ sơ sinh có nguy cơ lây nhiễm khi sinh từ 10% - 90% nếu mẹ bị nhiễm viêm gan B. Đây là đường lây nhiễm nguy hiểm nhất. Nếu trẻ sơ sinh bị lây nhiễm virut viêm gan B từ mẹ sẽ có nguy cơ trở thành bệnh mạn tính là 90% và khoảng 25% trong số đó sẽ có nguy cơ bị ung thư gan và xơ gan.
Cho đến nay, chưa có thuốc đặc hiệu điều trị viêm gan B. Do đó, tiêm vắc-xin viêm gan B trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh là cách tốt nhất để phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con. Tiêm vắc-xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh sẽ phòng lây truyền từ mẹ sang con từ 80 - 95%. Nếu tiêm muộn, việc phòng lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con sẽ ít hiệu quả. Do đó, sau khi sinh trẻ cần được tiêm vắc-xin viêm gan B trong 24 giờ đầu sau sinh.


Vắcxin viem gan B rất an toàn, đã được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới. Tiêm vắc-xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh là chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới trong phòng chống bệnh viêm gan B. Ở nước ta, vắc-xin viêm gan B được triển khai tiêm cho trẻ em trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 1997.
Sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B có thể gặp các phản ứng thông thường như: đau tại chỗ tiêm, sốt. Những phản ứng nặng sau tiêm vắc-xin viêm gan B thường hiếm gặp và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời. Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, các bà mẹ nên tiêm vắc-xin viêm gan B khi trẻ đã bú tốt và đề nghị để con mình được cán bộ y tế thăm khám trước khi tiêm.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Có thể tử vong vì bệnh viêm gan A

Người ta chia bệnh làm các dạng khác nhau đó là:
Bệnh viêm gan cấp tính: Sau một thời gian ủ bệnh, trung bình là 30 ngày, bệnh nhân khởi phát đột ngột các dấu hiệu bệnh giống như cảm cúm: sốt, ho, đau mỏi cơ, nhức đầu, mệt mỏi, chán ăn, đi tiểu ít, nước tiểu sẫm màu. Chính vì dấu hiệu này mà nhiều người chủ quan, cho rằng chỉ bị cảm cúm thông thường, nếu không được phát hiện sớm bệnh sẽ nặng lên, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Sau 5-7 ngày với những triệu chứng trên, bệnh nhân hết sốt nhưng vẫn tiếp tục mệt mỏi và chán ăn. Dấu hiệu vàng mắt, vàng da xuất hiện tăng dần và thường kéo dài từ 2-4 tuần. Bệnh VGA cấp tính thường tự khỏi, người bệnh đi tiểu nhiều và hết vàng da, vàng mắt nhưng có khoảng 2% số trường hợp diễn biến nặng, có thể dẫn đến suy gan, hôn mê gan, làm cho người bệnh tử vong.
Viêm gan tối cấp: Bệnh diễn biến nhanh chóng trong một tuần với sốt cao, vàng mắt, mệt lả, gan teo nhỏ và hôn mê gan thường là biểu hiện cuối cùng trước khi tử vong.
Viêm gan kéo dài: Hiện tượng này rất ít gặp nhưng hiện tượng ứ mật kéo dài, đôi khi xảy ra có thể là từ 2-3 tháng, nhưng ít khi để lại hậu quả nặng nề. Không ghi nhận thể viêm gan mạn tính hoặc tình trạng mang HAV suốt đời.
Vaccin là biện pháp phòng bệnh tốt nhất
Hầu hết các trường hợp VGA cấp tính thường diễn biến nhẹ. Phương pháp điều trị chủ yếu là nằm nghỉ ngơi trong thời gian mắc bệnh viêm gan. Đồng thời các bác sĩ sẽ điều chỉnh những rối loạn chức năng: truyền dịch, lợi mật, lợi tiểu... Tuy nhiên không vì thế mà người bệnh tự điều trị tại nhà mà cần đến bệnh viện để khám, xét nghiệm (men gan, các chức năng gan và Anti- HAV lớp IgM...) để xác định bệnh và tiên lượng chính xác xem người bệnh mắc VGA ở thể nào, cấp tính, tối cấp hay viêm gan kéo dài, tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Đa số các bệnh nhân cần được nằm điều trị nội trú tại bệnh viện. Khi mắc bệnh, người bệnh cần được chăm sóc tốt, ăn những thức ăn dễ tiêu hóa, không nên ăn những thứ nhiều mỡ, đường... tránh cho gan phải làm việc mệt nhọc.
Trước đây khi chưa có vaccin phòng bệnh đặc hiệu, người ta sử dụng liệu pháp tiêm dự phòng bằng globulin miễn dịch - Ig, song hiệu quả thấp và thời gian miễn dịch ngắn (khoảng 1 tuần). Cách ly người bệnh, ăn uống vệ sinh cũng là biện pháp phòng bệnh nhưng không thật sự đặc hiệu, không ngừa được đại dịch xảy ra. Hiện nay, vaccin viêm gan A (vaccin sống bất hoạt, giảm độc lực) đã được sử dụng trên toàn thế giới và Việt Nam, có tính miễn dịch và độ an toàn cao. Với lịch tiêm chủng là 0; 1; 6 tháng, chúng ta có thể yên tâm không bị mắc bệnh viêm gan A, một căn bệnh gây dịch, ảnh hưởng tới sức khỏe cá nhân và xã hội. Vaccin viêm gan A đã và đang được triển khai tới tận cơ sở.

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013

Bệnh viêm gan mạn tính nên ăn gì

Các loại bệnh viêm gan có thể được tránh khỏi hoặc thuyên giảm nếu bạn có chế độ ăn uống phù hợp.
Thực phẩm sử dụng cần hết sức đa dạng trong các nhóm như rau, củ, quả, ngũ cốc, sữa và chế phẩm từ sữa, thịt cá hay trứng. Thức ăn cần cung cấp đủ năng lượng cho bệnh nhân, phù hợp với trọng lượng chiều cao và hoạt động của cơ thể. Cần cung cấp đủ lượng protein cần thiết để tấn công bệnh tật, tái tạo gan và không thất thoát các chất cơ. Các thức ăn cần có nhiều vitamin A (như gan gà, gan lợn...) và vitamin C (cam, quýt, rau sống...)
rau củ chữa bệnh viêm gan

Rau củ và trái cây cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất. Mỗi ngày nên ăn ít nhất một loại rau có màu xanh đậm và một loại rau có màu cam (cà rốt, cà chua, bí đỏ...).
Mỗi ngày bệnh nhân nên dùng khoảng 500ml sữa để có đủ vitamin D ( có thể sử dụng chế phẩm của sữa như sữa chua, pho- mát).
Mỗi ngày dùng 75g thịt hay cá, trứng. Nên ăn cá béo giàu omega – 3. Thịt cung cấp các chất như protid, lipid và các chất khoáng như sắt, kẽm, magiê..., nên dùng thịt tươi, không nên dùng thịt hộp, thịt nguội.
Nên dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu mè.
Tuyệt đối bỏ rượu để bảo vệ tế bào gan và giúp gan chóng bình phục và giảm thiếu tối đa các chất quá béo quá ngọt.
Nên uống thêm thuốc bổ, nhưng nên tránh thuốc có chứa nhiều chất sắt.
Vitamin A: 10,000 đến 25,000 IU mỗi ngày
Vitamin D: 5,000 đến 8,000 IU mỗi ngày
Vitamin E: 50 đến 400 IU mỗi ngày
Vitamin C: 100 mg mỗi ngày
Các chất khoáng: một viên multivitamin loại ngày một viên
Calcium 1,000 đến 2,000 mg mỗi ngày
Cần siêu âm gan đề, kiểm tra chức năng gan định kỳ 3 hoặc 6 tháng một lần để kịp thời phát hiện và điều trị các biến chứng

Bệnh viêm gan C là bệnh truyền nhiễm

Bệnh viêm gan C là bệnh truyền nhiễm nên chúng ta ai ai cũng có thể bị. Bệnh có thể lây qua máu như từ mẹ khi mới sanh, tiếp máu, dùng các vật dung thiếu vệ sinh như đồ cạo râu,bàn chải đánh răng, kim châm cứu, xâm mình, cạo gió và các dụng cụ mổ xẻ . Bệnh cũng có thể lây qua đường sinh lý , nhưng trường hợp này hiếm. Đôi khi người ta có thể vô tình bị nhiễm siêu vi khuẩn viêm gan C trong lúc té ngã, trầy trụa hoặc đứt tay chân . Tuy một số siêu vi khuẩn viêm gan C được tìm thấy trong mồ hôi và nước bọt nhưng , ăn uống chung hoặc va chạm thể xác hàng ngày với bệnh nhân viêm gan C không có gì nguy hiểm.
Siêu vi khuẩn viêm gan C có thể gây ra những triệu chứng cấp tính thông thường 7 hay 8 tuần sau khi lây bệnh. Khoảng 30% bênh nhân bỗng dưng cảm thấy hơi khó chịu như bị cúm nhẹ. Một số bệnh nhân khác có thể bị nhức đầu, mệt mỏi, đau nhức khớp xương và bắp thịt. Nhiều khi họ cũng cảm thấy buồn nôn, khó chịu, đau bụng, tiêu chảy, ăn kém ngon, xuống cân và đôi khi bị sốt hoặc nổi ngứa. Khoảng 30% bệnh nhân viêm gan C có da và mắt trở nên vàng . Các triệu chứng nêu trên thường kéo dài từ 6 đến 8 tuần và từ từ thuyên giảm, rồi hoàn toàn biến mất sau một thời gian ngắn. Bấy giờ, bệnh chuyển qua giai đoạn hoặc im lìm tức không hoạt động (dormant) hoặc mạn tính tức tiếp tục tăng trưởng(chronic). Trong thời kỳ sơ khởi của giai đoạn mạn tính vẫn chỉ có những triêu chứng mơ hồ không đáng kể như là mệt mỏi thường vào xế chiều , mất dần khả năng tập trung tư tưởng , đau lâm râm hoặc đau nhói phần bụng trên dưới xương sườn bên phải hoặc buồn nôn, khó chịu, da nổi ngứa, đau khớp xương và bắp thịt. Nếu không được khám phá và chữa trị kịp thời, bệnh mỗi ngày một nặng hơn đưa đến sơ gan, rồi chai gan sau một thời gian trung bình là 20 năm. Thời gian chai gan có thể ngắn hơn nếu bệnh nhân đã bị lây do tiếp máu nhiễm khuẩn , uống nhiều rượu bia, uống một số thuốc khác nhau hoặc bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn viêm gan khác nhau.

bệnh viêm gan

Thử máu định kỳ hằng năm là phương pháp thường xuyên nhất trong việc tìm kiếm bệnh viêm gan C. Phép siêu âm gan không cho biết gan bị viêm hay không nhưng giúp bác sĩ có một khái niệm về hình thù và kích thước của gan ( gan bị chai có thể nhỏ hơn bình thường) và nhận diện được một số bệnh khác, như bướu gan (tumor), sạn trong túi mật (gallstone), gan đóng mỡ (fatty liver) hoặc cổ trướng (ascites). Ngoài ra sinh thiết gan có thể mang lại cho bác sĩ nhiều dữ kiện quan trọng trong việc định bệnh và chữa bệnh viêm gan
Tế bào gan sẽ được lấy ra bằng một kim rất nhỏ, đâm giữa xương sườn vào thẳng lá gan rổi đem thử nghiệm dưới kính hiển vi.
Viêm gan C có thể đươc chữa trị bẳng thuốc uống (ribavarin) và thuốc chích dưới da (peginterferon, zadaxin (thymosin alpha 1)) . Hai thuốc ribavarin và interferon gây nhiều phản ứng phụ, con thuốc mới zadaxin (thymosin alpha 1) đươc xem là an toàn, gây ít phản ứng phụ Hiện nay chưa có thuốc chủng ngừa chống viêm gan C

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2013

Ăn ngô khi bạn bị gan nhiễm mỡ

Ngô là thứ ngũ cốc đặc biệt thích hợp với người bị gan nhiễm mỡ do chứa nhiều acid béo không no, giúp thúc đẩy chuyển hóa chất béo. Rau cần, nhộng, nấm hương cũng là thực phẩm thích hợp với bệnh này.
Trong y học cổ truyền không có bệnh danh gan nhiễm mỡ, nhưng căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng, có thể thấy bệnh thuộc phạm vi chứng “tích tụ”. Người bị gan nhiễm mỡ nên ăn các thực phẩm sau:
Ngô: Theo nghiên cứu của y học hiện đại, ngô chứa nhiều acid béo không no, có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung và cholesterol nói riêng. Trong dinh dưỡng học cổ truyền, ngô thường được dùng cho những trường hợp tỳ vị hư yếu, chán ăn, tiểu tiện bất lợi, phù thũng, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành. Thường dùng dưới dạng bánh hoặc cháo bột ngô.
Nhộng: Theo dược lý học hiện đại, nhộng có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán bột uống.
Nấm hương: Là thực phẩm lý tưởng cho người bị gan nhiễm mỡ. Trong nấm hương có những chất làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm.
Lá trà: Kinh nghiệm dân gian cho rằng lá trà có tác dụng giải trừ các chất bổ béo. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy trà có khả năng làm tăng tính đàn hồi thành mạch, làm giảm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan.

gan nhiễm mỡ

Lá sen: Cũng có tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Được dùng dưới dạng hãm với nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen.
Rau cần: Chứa nhiều vitamin, có công dụng làm mát gan, hạ cholesterol máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch. Thường dùng làm rau ăn.
Kỷ tử: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, kỷ tử có tác dụng ức chế quá trình tích tụ chất mỡ trong tế bào gan, thúc đẩy sự tăng sinh tế bào gan và cải thiện chu trình chuyển hóa chất béo.
Ngoài ra, người bị gan nhiem mo nên trọng dụng:
- Cải xanh, cải cúc, rau muống... có công dụng giải nhiệt, làm mát gan.
- Cà chua, cà rốt, măng, bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột... có công dụng thanh nhiệt, lợi niệu.
- Các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol máu.
- Các loại thịt cá ít mỡ và các thức ăn chế từ đậu tương, đậu xanh, đậu đen...
Đồ uống cho bệnh nhân gan nhiễm mỡ
Trà khô 3 g, trạch tả 15 g. Hai thứ hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được; có công dụng bảo vệ gan, tiêu mỡ, lợi niệu, giảm béo. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trạch tả có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu, làm hạ cholesterol, triglycerid và lipoprotein có tỷ trọng thấp, góp phần phòng chống tình trạng vữa xơ động mạch.
Trà khô 2 g, uất kim 10 g (có thể thay bằng nghệ vàng), cam thảo sao vàng 5 g, mật ong 25 g. Tất cả thái vụn, hãm với nước sôi, uống trong ngày. Có công dụng làm cho gan thư thái, tiêu trừ tích trệ và lợi niệu. Uất kim đã được chứng minh là có tác dụng điều chỉnh hội chứng rối loạn lipid máu khá tốt.
Trà khô 3 g, cát căn (sắn dây thái phiến) 10 g, lá sen 20 g. Tất cả thái vụn hãm uống thay trà. Có công dụng giải độc, hạ mỡ máu, giảm béo. Cũng có thể chỉ cần dùng lá sen tươi hoặc khô thái vụn hãm uống thay trà hằng ngày cũng tốt.
Rễ cây trà 30 g, trạch tả 60 g, thảo quyết minh 12 g. Tất cả thái vụn hãm uống hằng ngày. Có công dụng làm giảm mỡ máu và phòng chống béo phì. Loại trà rất thích hợp với những người bị gan nhiễm mỡ kèm theo tình trạng rối loạn lipid máu, bệnh lý mạch vành.
Trà tươi 30 g, sinh sơn tra 10-15 g. Hai vị hãm nước sôi uống hằng ngày. Có công dụng tiêu mỡ giảm béo. Nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh sơn tra có tác dụng điều chỉnh rối loạn lipid máu rất tốt và góp phần thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất đường và chất béo trong gan.
Hoa trà 2 g, trần bì 2 g, bạch linh 5 g. Ba thứ thái vụn hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Có công dụng kiện tỳ hóa thấp, lợi niệu trừ đàm.
Cần chú ý kiêng kỵ các thực phẩm và đồ ăn quá béo bổ như mỡ động vật, lòng đỏ trứng, não và gan gia súc, bơ, các thứ quá cay nóng như gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu, cà phê, trà đặc.

Tác dụng của thuốc trị bệnh viêm gan C

Hỏi: Tôi 57 tuổi, mắc bệnh viêm gan C mạn tính. Tôi rất lo lắng và không biết hiện nay có thuốc gì để điều trị bệnh này không? Xin quý báo giải đáp giúp. Tôi xin cảm ơn!
Nguyễn Hòa Bé (Bắc Ninh)


Trả lời:
Ở các bệnh nhân nhiễm virut viêm gan C mãn tính, mục tiêu điều trị là diệt trừ virut, ức chế virut sao chép lâu dài và giảm tình trạng viêm gan. Điều trị viêm gan C mạn đã có nhiều tiến bộ trong nhiều năm qua, các thuốc hiện đang được sử dụng là:
- Peg – interferon, là sự phối hợp giữa interferon với polyethylen glycol, còn gọi là pegylate hóa, làm chậm độ thanh thải nên chỉ dùng một tuần một lần. Điều trị phối hợp với ribavirin cho tỷ lệ đáp ứng cao hơn > 50%. Trường hợp bệnh nhân chống chỉ định dùng ribavirin có thể được điều trị bằng peg – interferon.
Phần lớn các tác dụng ngoại ý là ở mức độ nhẹ và trung bình không cần hạn chế điều trị. Các tác dụng phụ hay gặp là đau nơi tiêm, mệt, ớn lạnh, sốt, đau khớp, triệu chứng giống cúm, trầm cảm… ngoài ra có thể gặp giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu, phát ban, tăng cảm giác, nhìn mờ, lú lẫn, rong kinh, táo bón, rối loạn tâm thần…
- Ribavirin là một chất tương tự guanosine có phổ hoạt tính rộng chống lại các virut RNA và DNA gồm cả các Flaviviridae như virut viêm gan C. Ribavirin có vai trò quan trọng trong phác đồ phối hợp với peg – interferon trong suốt quá trình điều trị.
Ribavirin có tác dụng làm tăng đáp ứng cytokin kiểu 1 và đáp ứng tăng sinh tế bào T gây độc tế bào. Ribavirin có thời gian bán thải 44 – 49 giờ sau liều duy nhất và sẽ tăng cao sau khi dùng lâu dài, bởi thế, sự thanh thải ribavirin cần nhiều tuần sau khi ngừng thuốc. Thanh thải ribavirin giảm nhiều ở bệnh nhân suy thận nên không dùng ở bệnh nhân có độ thành thải creatinin < 50ml/phút.
Các tác dụng phụ hay gặp là gây tan máu, ngoài ra còn gây quái thai, do đó không được dùng cho phụ nữ mang thai.
Lưu ý: Các bệnh nhân bệnh viêm gan C mãn tính mà mắc thêm bệnh xơ gan mất bù, bệnh tự miễn, rối loạn nhịp tim, bệnh thiếu máu và thiếu máu cục bộ, suy thận, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em dưới 18 tuổi tuyệt đối không được sử dụng các thuốc này. Thuốc chống chỉ định tương đối với các bệnh nhân thiếu máu 3 dòng, bệnh nhân có các rối loạn tâm thần, các rối loạn co giật.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2013

Trị bệnh gan bằng tế nào gốc

Trong mấy năm gần đây, trên phương diện điều trị miễn dịch sinh học xét nghiệm kiểm tra gene các bệnh do virus như viem gan B đã thu được những thành tựu lớn.
Khó khăn trong việc điều trị viêm gan B bằng thuốc
Y học thế giới ngày nay gặp phải rất nhiều khó khăn từ việc điều trị viêm gan B bằng các loại thuốc như Nucleoside, thuốc truyền, thuốc đông y. Hơn nữa điều trị bằng thuốc cũng gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Điều này đã được tổng kết trong báo cáo hội nghị bệnh gan thế giới năm 2010 “Khi bắt đầu dùng thuốc hiệu quả ức chế virus là khá rõ rệt nhưng sau khi dừng thuốc virus rất nhanh phục hồi, dùng thuốc trong thời gian dài lại dẫn đến biến dị virus, phục hồi virus viêm gan dẫn đến việc điều trị thất bại”.
Kĩ thuật điều trị bệnh gan bằng tế bào gốc: lực lượng tiên tiến đánh bại viêm gan B
Do kiếm tra gene HBV biến dị có thể phân tích được chip sinh học của HBV, áp dụng phương pháp điều trị tế bào gốc đánh bại được phương thức điều trị truyền thống của thuốc, con người đã bước vào kỉ nguyên mới – kỉ nguyên của việc dùng tế bào gốc để điều trị bệnh gan.
Kiểm tra tính biến dị gene của HBV: phát hiện virus biến dị tránh được chẩn đoán sai dẫn đến điều trị sai
Kiểm tra tính biến dị gene HBV là kĩ thuật xét nghiệm viêm gan Btiên tiến nhất trên thế giới mấy năm gần đây. Virus viêm gan B dễ phát sinh biến dị gene dưới áp lực của thuốc hoặc miễn dịch tự thân mà kiểm tra thường quy lại không thể phát hiện ra. Thông qua kiểm tra tính biến dị gene có thể phân tích rõ ràng bệnh nhân đã bị lây nhiễm virus loại nào, virus có biến dị không, nếu có thì phát sinh biến dị ở khu C P S hay X? từ đó thấy được rõ ràng rằng phương pháp truyền thống vãn tồn tại rất nhiều thiếu sót, hơn nữa căn cứ và kết quả kiểm tra có thể xác định đươc phương án điều trị khoa học nhất.
Tế bào gốc điều trị bệnh viêm gan B: dùng chính tế bào của bản thân để điều trị
Kĩ thuật điều trị bằng tế bào gốc đã được cả thế giới công nhận là kĩ thuật điều trị bệnh gan bằng công nghệ có triển vọng ứng dụng cao, có tính tấn công trực tiếp lên virus, không cần dùng thuốc, không cần phẫu thuật, thực hiện điều trị cá thể thể hóa. Đồng thời, kĩ thuật này ngăn cản được tiến trình xơ hóa gan, xơ gan, mang lại cánh cửa hi vọng cho những bệnh nhân viêm gan B mãn tính.

Bị viêm gan B có nên dùng thuốc giảm cân không

Tôi bị viem gan B thì có thể dùng loại thuốc giảm cân nhanh nào an toàn, không ảnh hưởng đến gan và sinh con sau này? Tôi cao 1m54, nặng 52kg, cần giảm 4-5 kg xin tư vấn giúp?
Trả lời
Hiện tại chị có BMI là 21.93 ở trong giới hạn bình thường tuy nhiên để đạt được cân nặng lý tưởng và có một vóc dáng đẹp thì chị cần giảm 4– 5 kg là hợp lý.
Hiểu biết về nhiễm virus viêm gan B
Nhiễm virus bệnh viêm gan B có 2 thể: thể thứ 1 chị có thể dương tính với virus nhưng virus ở dạng không hoạt động và chức năng gan chưa bị ảnh hưởng nhiều. Xét nghiệm men gan là bình thường. Hoặc virus ở dạng hoặt đông gây bệnh ở gan. Mức độ tổn thương tế bào gan tùy thuộc vào lượng virus trong máu.
Nếu chị chỉ nhiễm virus ở dạng không hoạt động thì chị hoàn toàn có thể dùng các thực phẩm giảm cân như Ever Slim USA hay Slim Beauty USA. Còn nếu chị đã có bệnh ở gan thì chị nên đi xét nghiệm chức năng gan. Nếu men gan tăng cao chị nên áp dụng giảm cân bằng chế độ ăn và tập luyện hàng ngày sẽ giúp chị có một vóc dáng hoàn hảo mà không cần giảm nhiều cân.
Việc dùng thực phẩm giảm cân không ảnh hưởng đến sinh con mai này. Tuy nhiên nếu chị có ý định sinh con thì phải ngừng thực phẩm chức năng giảm cân trước khi có bầu.
Với cân nặng của chị thì phương pháp giảm cân hợp lý nhất vẫn là chế độ ăn và tập luyện. thực phẩm giảm cân chỉ mang tình hỗ trợ (dùng thực giảm cân có hiệu quả tốt phải kết hợp với chế độ ăn ít kcal và luyện tập hợp lý). Và nên giảm cân từ từ 1– 2 kg trong vòng 1 tháng để duy trì sức khỏe tốt.
Chế độ ăn phù hợp với chị như sau
- Lượng thức ăn trong 1 ngày: thực đơn cho 1200 kcal
- Chú ý: ăn bữa sáng đầy đủ, ăn ít bữa tối, ăn đúng giờ, không ăn nhiều đồ ngọt đặc biệt là nước ngọt có ga như cocacala.


Chế độ luyện tập
Buổi sáng: đi bộ 30 phút
Buổi chiều: tập erobic, khiêu vũ,bơi, chơi cầu lông: 1h
Tập đều đặn hàng ngày.
Chế độ sinh hoạt
- Nên giữ cho tinh thần thoải mái tránh tình trạng ăn nhiều khi buồn,
- Ngủ đúng giờ và ngủ trước 11h.
- Việc giảm cân cần từ từ và không nên căng thẳng.

Chữa bệnh viêm gan bằng cây nhó đông

Nhó đông (Morinda longissima Y.Z.Ruan) thuộc họ Cà phê (Rubiaceae), là một cây bụi, cao 2 – 4m, gỗ thân và rễ có màu vàng. Thân hình trụ, mọc thẳng, cành non có 4 cạnh, màu lục nhạt. Lá mọc đối hình bầu dục thuôn hoặc hình mác, dài 12- 18cm, rộng 6 – 10cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt lúc non gần như nhẵn, khi già mặt dưới có ít lông ngắn mềm, gân giữa nổi rõ, cuống lá dài 2 – 3cm, lá kèm gần hình tim nguyên hoặc chia thùy. Cụm hoa mọc ở đầu cành hay kẽ lá thành đầu có cuống dài 2 – 2,5cm, hoa nhỏ, màu trắng sít nhau, ở gốc mỗi hóa có 1 – 2 hàng phiến bao hình dùi; đài lúc đầu rời nhau sau hàn liền; tràng có 4 – 5 cánh hợp thành ống dài 2,5 – 3cm; nhị 4 – 5 đính ở khoảng 2/5 phần trên của ống tràng, chỉ nhị ngắn; bầu 4 ô. Quả nạc gồm nhiều quả mọng nhỏ.

chữa bệnh viêm gan bằng nhó đông

Mùa hoa: tháng 4 – 6, mùa quả tháng 7 – 12. Cây mọc hoang rải rác ở ven rừng thứ sinh hoặc ở trên nương rẫy cũ với độ cao dưới 800m. Thường gặp ở Sơn La, Lào Cai, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây nhó đông là rễ, thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đào về, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Dược liệu có vị đắng, màu vàng, tính bình, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kiện tỳ, hoạt huyết, tiêu viêm, tán ứ, chữa bệnh viêm gan, vàng da, xơ gan, được dùng dưới các dạng thuốc sau:
- Nước sắc: dược liệu nhó đông 20 – 30g, thái nhỏ, phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
- Cao mềm: lấy 1kg rễ nhó đông, thái mỏng đổ nước xâm xấp, nấu kiệt làm 2 lần. Lần thứ nhất nấu trong 6 – 8 giờ, rút nước. Lần thứ hai trong 3 – 4 giờ. Trộn hai nước lại cô nhỏ lửa thành cao mềm. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 – 4g.
Ngoài ra, còn dùng dạng cốm được bào chế từ cao nhó đông trộn với đường.
Thuốc giúp người bệnh ăn ngủ tốt, hết vàng da, vàng mắt, đầy bụng.
Đồng bào ở xã Chiềng An, thị xã Sơn La còn dùng rễ hoặc thân già (phần sát gốc rễ của cây nhó đông phối hợp với rễ cây hé mọ (Psychotria) để chữa viêm đại tràng cho kết quả tốt.