PGS - TS Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai - người đã 4 lần trực tiếp cùng đoàn công tác của Bộ Y tế và BV vào khảo sát, điều tra tại Quảng Ngãi đưa ra nhận định: Qua thống kê, cứ từ tháng 2 đến tháng 4 hàng năm tỷ lệ bệnh viêm da dày sừng tăng.
Bước đầu có thể thấy bệnh viêm da dày sừng có liên quan đến yếu tố thời tiết nóng ẩm. Còn các ca bệnh mắc bệnh viêm gan và tử vong của năm 2012 ở huyện Ba Tơ, Quảng Ngãi, sinh thiết và tử thiết đều thấy chủ yếu là do nhiễm độc. Yếu tố nguy cơ có thể do gạo, ngũ cốc của bà con dân tộc bị nhiễm nấm mốc. Thực tế khảo sát đoàn công tác của Bộ Y tế và BV Bạch Mai cho thấy bà con dân tộc huyện Ba Tơ thường ăn gạo lúa ủ bị nấm mốc, khoảng 20% các mẫu gạo và ngũ cốc của bà con bị nhiễm nấm aspergillus, loại nấm sản sinh ra aflatoxin, độc tố có thể gây độc cho gan và làm tổn thương da.
Do vậy, tại thời điểm này, khi chưa các định được thêm các nguyên nhân khác thì nên phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nhiều bệnh nhân bị bệnh trong năm trước có tình trạng suy dinh dưỡng nặng, thiếu các vi chất… Do vậy sẽ có nguy cơ mắc thêm các nhiễm trùng cơ hội trên nền da bị dày sừng.
Buổi hội chẩn đã xem diễn biến của 2 bệnh nhân nam 63 tuổi và nữ 58 tuổi, dân tộc H’rê, trú tại Sơn Ba – Sơn Hà, Quảng Ngãi, vào BVĐK Quảng Ngãi. Cả 2 bệnh nhân đều có biểu hiện giống nhau da vùng quanh móng tay, chân dày, bong vảy; da vùng rìa bàn tay, bàn chân và kẽ các ngón chân dày sừng, thâm đen, không ngứa, không đau, ở 2 gan bàn chân, tay, lòng bàn tay, chân cũng thâm đen, dày sừng.
Hai bệnh nhân là hai vợ chồng, cùng mắc bệnh trong gia đình có 5 người và cùng ăn gạo từ lúa ủ, mắc bệnh ở mức độ nhẹ. Sau 2 tuần điều trị theo phác đồ chuẩn của Bộ Y tế, bệnh nhân ăn uống tốt, các sinh hoạt khác bình thường và đã xuất viện hôm 4.3.
BS Đặng Thị Phượng, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ, cho biết: Trong 14 bệnh nhân mắc viêm da dày sừng ghi nhận từ đầu năm đến nay, có 3 trường hợp được theo dõi tại Trung tâm, còn lại chuyển đến BVĐK Quảng Ngãi. Thời gian điều trị trung bình là 23 ngày. Trong 14 ca này, có 6 ca tái phát từ năm 2012. Hiện tại thói quen và lối sống, nhiều hộ dân trong vùng vẫn dùng gạo từ lúa ủ hoặc gạo để quá lâu, sinh nấm mốc.
Các nhà khoa học tham gia buổi hội chẩn đã thảo luận và thống nhất cần tiếp tục theo dõi sát tình hình bệnh ở Quảng Ngãi. Đồng thời tiếp tục tuyên truyền cho bà con khi thu hoạch cần phải phơi khô lúa trước khi bảo quản để tránh bị nấm mốc: Không ăn gạo ủ, các loại ngũ cốc (ngô, khoai, sắn…) bị nấm mốc; không uống rượu chế biến từ các ngũ cốc bị nhiễm nấm mốc. Cần tiếp tục theo dõi những ca mắc đã được điều trị khỏi theo phác đồ từ những năm trước, phát hiện và điều trị kịp thời nếu bệnh tái phát.
Xem thêm: gan nhiem mo| gan nhiễm mỡ| bệnh gan nhiễm mỡ| benh viem gan A| benh gan B| chua benh ung thu
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét