Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Việt Nam nằm trong đại dịch có tỉ lệ nhiễm bệnh gan B

Hiện Việt Nam là nước nằm trong vùng đại dịch có tỉ lệ nhiễm benh gan B cao với khoảng trên 10 triệu người bị nhiễm bệnh.
Theo Tổ chứcY tế thế giới, vùng có tỉ lệ nhiễm virus viêm gan B cao khi tỉ lệ này chiếmtrên 8% dân số, vùng nhiễm trung bình là 2-7 % dân số và vùng nhiễm thấp khi dưới 2 % dân số có nhiễm virus.
Trên thế giới có khoảng 1/3 dân số tức là trên 2 tỉ người bị nhiễm virus viêm gan B và khoảng 350 triệu người trong số họ trở thành mang virus mạn tính.

Theo TS. BS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng Khoa Tiêu hóa, BV Bạch Mai, virus viêm gan B có 8 kiểu gen khác nhau từ A, B, C, D, E, F, G, H. Việt Nam chủ yếu là B và C. Ở người lớn bị viêm gan virus B cấp tính có khả năng khỏi bệnh cao hơn rất nhiều so với trẻ em.
Ở người lớn bị viêm gan virus B cấp tính 90% số trường hợp sẽ khỏi hoàn toàn còn lại chỉ 10% trở thành bệnh viêm gan virus B mạn tính. Nếu trẻ em nhiễm virus viêm gan B do lây truyền từ mẹ thì 98% những trẻ em này sẽ mang virus suốt đời và 40% trong số này có nguy cơ sẽ chết vì bệnh xơ gan và ung thư gan. Nếu trẻ em bị nhiễm virus viêm gan B sau khi sinh trong độ tuổi từ 1-6 thì 70% số trẻ này sẽ khỏi hoàn toàn.
Sau khi nhiễm virus viêm gan B phần lớn người bệnh không có biểu hiện của bệnh chỉ có một số ít người có biểu hiện viêm gan virus B cấp tính đó là: mệt mỏi, chán ăn, sợ mùi thức ăn đặc biệt là thức ăn có nhiều chất béo và nhiều chất đạm đạm (trứng, thịt, cá), đau mỏi toàn thân, đi tiểu nước tiểu sẫm màu tiếp sau đó da và củng mạc mắt vàng tăng dần. Sau 1-2 tháng bệnh nhân dần hồi phục. Tuy nhiên, trong giai đoạn viêm gan cấp có một tỉ lệ rất ít bệnh nhân có thể viêm gan nặng và suy gan dẫn tới tử vong.
Khoảng 10% số người lớn sau khi bị viêm gan virus B cấp tính sau 6 tháng vẫn chưa sạch virus mà chuyển sang giai đoạn mạn tính. Trong trường hợp điển hình viêm gan virus B mạn tính bệnh nhân có từng đợt mệt mỏi, nước tiểu sẫm màu, đau vùng gan, có thể có vàng da, khi đi khám bệnh thường được phát hiện có gan to chắc. Phần lớn bệnh nhân ở giai đoạn mạn tính hầu như không có biểu hiện các triệu chứng mặc dù bệnh vẫn tiến triển âm thầm dẫn tới xơ gan và ung thư gan.

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

Miễn phí khám gan mật với các giáo sư

Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống viêm gan siêu vi, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc thực hiện chương trình “Miễn phí khám Gan mật với các Giáo sư và chuyên gia hàng đầu”.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều người mắc bệnh lý gan mật. Có khoảng 2 tỷ người mang virut viêm gan B, 170 triệu người mang virut viêm gan C... Trong đó, có một tỷ lệ cao diễn biến bệnh gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan và tử vong. Ngoài ra, còn có một tỷ lệ đáng kể về các bệnh lý về Gan mật khác như: Viêm gan do nhiễm độc, viêm gan do thuốc, viêm gan tự miễn, nhiễm mỡ gan, rối loạn chức năng gan, bệnh lý sỏi, polype túi mật và các bệnh lý đường mật chủ khác...

Trong khi đó các bệnh liên quan đến gan thường không “lộ diện” ngay lập tức, mà chỉ khi bệnh đã trở nên trầm trọng mới có những biểu hiện ra bên ngoài. Bởi vậy, việc thường xuyên quan tâm, chăm sóc và kiểm tra định kỳ đối với gan là rất quan trọng.
Đăng ký khám gan mật tại bệnh viện Thu Cúc
Với thông điệp “Vì sức khỏe của nhân dân” và tiếp tục hưởng ứng ngày thế giới phòng chống viêm gan siêu vi, từ ngày 20/8 đến ngày 22/9/2013, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc thực hiện chương trình “Miễn phí khám Gan mật với các Giáo sư và chuyên gia hàng đầu”. Chương trình phục vụ nhu cầu khám sức khỏe rất thiết thực của nhân dân, đồng thời giúp người dân hiểu rõ tầm quan trọng của bệnh cũng như phòng, điều trị bệnh sớm.
Cụ thể, quý khách hàng đến khám được miễn phí dịch vụ khám Gan mật trị giá 300,000 đồng với các Giáo sư và chuyên gia hàng đầu của Việt Nam vào thứ 6 và thứ 7 hàng tuần, trong thời gian này; miễn phí tạo tài khoản hồ sơ bệnh sử online trọn đời, tặng sổ tay y tế.
Để đăng ký tham gia chương trình, quý khách vui lòng đặt lịch hẹn trước qua:
Hotline: 04 383 55555 hoặc Email: contact@thucuchospital.vn

Thứ Tư, 21 tháng 8, 2013

Tiến bộ trong điều trị virut viêm gan B mãn tính

Sử dụng kết hợp xét nghiệm HBsAg định lượng với điều trị bệnh virut viêm gan B bằng Pegintereron alfa-2a là đại diện cho bước tiến bộ lớn trong điều trị viêm gan B mãn tính
Tổ chức Y tế thế giới cho biết, Việt Nam có khoảng 20% dân số nhiễm virus viêm gan B. Còn theo thống kê của Hiệp hội nghiên cứu về kinh tế Dược và tác động Quốc tế (International Society Pharmacoeconomics and Outcomes Research, viết tắt là ISPOR) cho thấy viêm gan B đã tạo ra một gánh nặng tài chính đáng kể cho Việt Nam, ước tính khoảng 4,4 tỉ USD vào năm 2008 trong đó chi phí y tế trực tiếp chiếm khoảng 70%.
Vì vậy theo TS Severin Schwan, giám đốc điều hành F.Hoffmann-La Roche, cần có chiến lược cá nhân hóa trong chăm sóc sức khỏe sẽ nhằm giảm gánh nặng của các bệnh phổ biến ở Việt Nam, trong đó có viêm gan B
TS.Severin Schwan cho biết việc sử dụng kết hợp xét nghiệm HBsAg định lượng của Roche với việc điều trị bệnh viêm gan B bằng Peginferon alfa-2a là đại diện cho bước tiến bộ lớn trong điều trị toàn diện bệnh viêm gan B mãn tính. Đây cũng là bằng chứng về cá nhân hóa việc chăm sóc sức khỏe, bởi vì nó phù hợp cho việc sử dụng đúng phác đồ điều trị cho tất cả bệnh nhân.
Không giống như các thuốc kháng virus đã được sử dụng điều trị bệnh viêm gan B mãn tính với thời gian điều trị không xác đinh được, thuốc điều trị viem gan B mãn tính của Roche kích thích hệ thống miễn dịch của bệnh nhân chống lại siêu vi và chỉ sử dụng mỗi tuần một lần trong liệu trình 48 tuần.
Xét nghiệm HBsAg định lượng của Roche cho phép đo lượng HBsAg (một loại protein trên bề mặt của virus viêm gan B), giúp các bác sĩ lâm sàng theo dõi và đánh giá sự đáp ứng với Peginterferon alfa-2a và có thể chữa khỏi bệnh lâm sàng. Do đó điều quan trọng với các bác sĩ xác định bệnh nhân nào đáp ứng với Peginterferon alfa-2a và đảm bảo họ sẽ được hưởng các lợi ích từ phác đồ điều trị có thời hạn, cải thiện đáng kể sức khỏe.
Phác đồ điều trị viêm gan B mạn tính
Viêm gan mạn tính là bệnh gan có tổn thương hoại tử và viêm, có hoặc không có kèm theo xơ hóa, diễn ra trong thời gian trên 6 tháng.

I. Định nghĩa:
Viêm gan mạn tính là bệnh gan có tổn thương hoại tử và viêm, có hoặc không có kèm theo xơ hóa, diễn ra trong thời gian trên 6 tháng.
II. Chẩn đoán:
1. Lâm sàng:
- Khai thác tiền sử có HbsAg (+), vàng da, viêm gan.
- Các triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu, có thể biểu hiện của đợt triến triển hoặc biến chứng xơ gan: Vàng da, cổ trướng…
2. Xét nghiệm:
- HBsAg, HBeAg, Anti HBe, Anti -HBc IgM và IgG, Anti-HCV
- CTM, ĐMCB
- SHM: ure, creatinin, glucose, GOT, GPT, Bilirubin, protid, Albumin, ĐGĐ, aFP, TPT nước tiểu
- Sinh thiết gan theo hướng dẫn phần sau
- Siêu âm gan 3 tháng một lần
3. Chẩn đoán xác định:
- HbsAg (+) và men gan cao liên tục trên 6 tháng.
- Sinh thiết gan làm giải phẫu bệnh có hình ảnh hoại tử khoảng cửa (hình cầu nối, mối gặm).
4. Chẩn đoán phân biệt: Với các nguyên nhân gây viêm gan mạn tính khác như: virus viêm gan C, tự miễn, do thuốc, rượu.
III. Điều trị
1. Chỉ định điều trị:
Đối với bệnh nhân benh gan sieu vi B mạn tính có HBeAg dương tính và HBV DNA cao (> 105 copies/ ml):
+ ALT bình thường: 3-6 tháng XN ALT một lần, 6-12 tháng XN HBeAg một lần. Cần sinh thiết gan đối với BN > 40 tuổi có ALT bình thường, tiến hành điều trị khi có viêm hoại tử mức độ vừa và nặng hoặc xơ nhiều.
+ ALT từ 1-2 lần so với bình thường: 3 tháng XN ALT một lần, 6 tháng XN HBeAg một lần. Cần sinh thiết gan đối với BN > 40 tuổi hoặc ALT tăng thường xuyên. Tiến hành điều trị khi có viêm hoại tử mức độ vừa và nặng hoặc xơ nhiều
+ ALT >2 lần so với bình thường: Nếu có vàng da hoặc xơ gan mất bù điều trị ngay, nếu không có thể trĩ hoãn điều trị sau 6 tháng
Đối với bệnh nhân viêm gan B mạn tính có HBeAg âm tính
+ ALT bình thường có HBV DNA < 104 copies/ ml: 3 tháng XN ALT một lần trong năm đầu, nếu không tăng sau đó 6-12 tháng XN ALT một lần.
+ ALT từ 1-2 lần so với bình thường :
3 tháng XN ALT và HBV DNA một lần, nếu nồng độ virus không thay đổi cần tiến hành sinh thiết gan đối với người trên 40 tuổi. Tiến hành điều trị khi có viêm hoại tử mức độ vừa và nặng hoặc xơ nhiều
+ ALT >2 lần so với bình thường và HBV DNA ≥ 104 copies/ ml: Tiến hành điều trị.
2. Thuốc:
Các thuốc dẫn chất nucleotid:
- Lamivudine: liều dùng 100mg/ ngày đây là thuốc có tỉ lệ kháng thuốc cao nhất. Tỉ lệ kháng thuốc 14- 32 % sau 1 nămvà tỉ lệ này là 60-70% sau 5 năm.
- Adefovir Dipivoxil: liều dùng 10mg/ngày. Tỉ lệ kháng thuốc sau 1 năm là 11%, 5 năm là 20-29%.
- Telbivdine: Liều dùng 200mg/ngày tỉ lệ kháng thuốc sau 2 năm 21%
- Entecavir: Liều dùng 0,5mg/ngày, đối với bệnh nhân đã kháng lamivudine dùng liều 1mg/ngày. Tỉ lệ kháng thuốc sau 2 năm là 3% .
- Tenofovir: 300 mg/ngày. Tỉ lệ kháng thuốc thấp
Thời gian điều trị đối với nucleoside:
- Nếu dùng thuốc 6 tháng mà HBV DNA giảm < 102 copies/ml thêm thuốc hoặc thay đổi thuốc.
- Đối với bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính có HBeAg dương tính: dùng đến khi chuyển đổi huyết thanh HBeAg âm tính và anti HBe dương tính và tiếp tục duy trì thuốc tối thiểu 6 tháng.
- Đối với bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính có HBeAg âm tính: dùng đến khi nào mất HBsAg.
- Đối với bệnh nhân xơ gan mất bù hoặc tái phát sau điều trị đủ liệu trình hoặc sau ghép gan thì dùng suốt đời.
Các Interferon và Peg- interferon: ít hiệu quả đối với người châu Á.
- Interferone µ: dùng điều trị 24 tuần với HBeAg dương tính, tối thiểu 12 tháng với HBeAg âm tính. Tác dụng đối genotype A tốt hơn genotype B ít hiệu quả với genotype C. Người Việt Nam phần lớn là genotyp B, C do vậy ít tác dụng khi dùng interferon hoặc Peg-interferon.
Đối với với HBeAg dương tính Peginterferone µ2a dùng 180mg/tuần trong 48 tuần cho thấy có 27% đảo huyết thanh và 29% đối với dùng Peginterferone µ2b.
Đối với với HBeAg âm tính Peginterferone µ2a dùng 180mg/tuần trong 48 tuần cho thấy có 15% bệnh nhân có tỉ lệ ALT bình thường tại tuần 72 và HBVDNA vẫn phát hiện được tuy nhiên ở nồng độ thấp.

Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Viêm gan B tác nhân gây bệnh ung thư gan

Gan là một trong những cơ quan quan trọng nhất đóng vai trò sống còn trong cơ thể con người. Viêm gan là hiện tượng viêm và hủy hoại tế bào gan. Hiện viêm gan siêu vi là một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất trên thế giới. Hiện nay có 6 loại virus gây bệnh viêm gan, trong đó phổ biến và nguy hiểm nhất là virut viêm gan B và C.

Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới, viêm gan B được xếp hàng thứ 9 trong những nguyên nhân gây tử vong và có khoảng 40% người bị viêm gan siêu vi B mạn tính chết vì xơ gan, ung thư gan... Khoảng 2 tỷ người trên thế giới đã hoặc đang nhiễm virus viêm gan B và 350 triệu người mang virus này mạn tính. Khoảng 60% đến 80% bệnh nhân ung thư gan có nguồn gốc từ viêm gan siêu vi B. Những người bị viêm gan siêu vi B mạn tính có nguy cơ ung thư gan gấp 200 lần người bình thường.
Vậy viêm gan B ảnh hưởng tới sức khỏe con người như thế nào? Triệu chứng ra sao? Cách phòng ngừa và điều trị? Tất cả câu hỏi về liên quan đến viêm gan B sẽ được PGS-TS Bùi Hữu Hoàng, Trưởng phân khoa Tiêu hóa Gan mật Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM và BS CKII Trần Ánh Tuyết, Phòng khám Đa khoa quốc tế Yersin giải đáp trực tiếp vào lúc 9 giờ sáng 24-8 tại lầu 9, số 10 Trương Định, quận 3, TPHCM.

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Lạc có thể ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm

Lạc không chỉ được được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn mà ăn lạc còn có thể ngăn ngừa được một số bệnh nguy hiểm như ngừa và chua benh ung thu.
Giảm cân
Nhiều người vẫn thường nghĩ rằng, hàm lượng chất béo trong lạc được coi là quá cao vì thế những người muốn giảm cân, đặc biệt là béo phì cần loại trừ thực phẩm này. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dinh dưỡng cho biết rằng, các sản phẩm từ lạc có thể giúp bạn kiểm soát trọng lượng và ngăn ngừa béo phì rất hiệu quả.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã tìm thấy axit folic trong lạc, nó chứa rất nhiều axit không bão hòa đơn béo, làm giảm cholesterol trong máu cao. Ngoài axit folic, lạc cũng chứa nhiều cellulose hữu ích, một vai trò rõ ràng về chất thải đường ruột, không gây béo phì.
Tốt cho tim
Một số lượng lớn các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lạc, bơ lạc và các sản phẩm từ lạc khác giúp bảo vệ tim, có tác dụng tốt trong phòng chống các bệnh tim mạch. Những người thường xuyên ăn lạc và các sản phẩm từ lạc, có thể hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh tim mạch 35%. Đặc biệt là phụ nữ, phụ nữ mãn kinh thường xuyên ăn lạc có thể giảm tỷ lệ mắc bệnh mạch vành.
Làm hạ cholesterol
Không chỉ giúp tăng cường trí nhớ, niacin trong lạc còn giúp hạ thấp và kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu. Mặt khác, nhờ chứa nhiều lượng đồng nên khi ăn lạc sẽ giúp tăng lượng cholesterol có lợi và giảm lượng cholesterol có hại.
Ngăn ngừa lão hóa
Lạc chứa polyphenol tự nhiên ngoài việc giảm kết tập tiểu cầu, bảo vệ tim còn có tác dụng chống lão hóa rất tốt.
Tốt cho xương
Trong hạt lạc cũng có chứa một lượng nhỏ canxi và vitamin D. Cả hai chất này hợp tác với nhau giúp tăng cường sức khỏe của xương, bao gồm cả tốt cho sức khỏe của răng.
Ngăn ngừa sỏi mật
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện thấy rằng, những người mà ăn ít nhất 58 gam lạc hoặc bơ lạc mỗi tuần có thể giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật là 25%.
Tăng cường trí nhớ
Một số nghiên cứu cho thấy, ăn lạc có khả năng tăng cường được sức khỏe cho não. Lý do là trong củ lạc có chứa nhiều vitamin B6 hay còn gọi là niacin. Đây là chất giúp não hoạt động bình thường và tăng cường trí nhớ.
Tốt cho "chuyện ấy"
Theo một công trình nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Trường Đại học Linkoeping, Thụy Điển, thường xuyên ăn lạc sẽ tốt cho "chuyện ấy" ở đàn ông. Trong lạc có chứa rất nhiều nitric oxide. Đây là thành phần kích thích guanylate cyclase phân hủy guanosine triphosphate chuyển thành cyclic guanosine monophosphate. Các chất này sẽ làm tăng khả năng cương cứng lâu hơn bình thường. Do vậy, đàn ông muốn tăng sức hoạt động tình dục thì nên tăng cường thực đơn lạc trong bữa ăn.
Ngăn ngừa ung thư
Chất teta-sitoserol ó trong một số loại dầu thực vật như đậu, lạc không những giúp chống lại bệnh tim mạch bằng cách can thiệp vào sự hấp thụ cholesterol, chúng còn chống lại bệnh ung thư bằng cách ngăn chặn sự phát triển của các tế bào.
Ngoài ra, theo Đông y, lạc có tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, tiêu đờm, điều hòa huyết khí, tiêu sưng, cầm máu, lợi tiểu, tăng tiết sữa, mát họng. Khi bị mất tiếng hay phù chân, thiếu sữa, táo bón, huyết áp cao, viêm thận…, bạn có thể dùng lạc để chữa.
Lưu ý: Lạc rất tốt cho sức khỏe, nhưng những người cơ thể nóng không nên lạm dụng. Những người già yếu, tiêu hóa kém nên ăn ít. Những người có bệnh về mật không nên ăn. Những người bị bệnh tắc nghẽn mạch máu, bị độc dính máu cao không được ăn lạc. Đặc biệt, lạc mốc có chứa nhiều chất gây ung thư, gây ngộ độc nên khi sử dụng phải loại bỏ các hạt mốc, hỏng.

Vẫn cho trẻ tiêm vacxin viêm gan B

Theo thông tin từ Bộ Y tế, vaccin virut viêm gan B được sử dụng từ 30 năm nay và các nghiên cứu đã chứng minh nếu tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ trong 24 giờ sau sinh sẽ phát huy tác dụng tốt nhất. Vaccin giúp phòng được 90-95% các bệnh gan mãn tính có thể gây nguy hiểm như xơ gan, ung thư gan. Chúng tôi có cuộc trao đổi với bác sĩ Nguyễn Văn Thắng - Phó Giám đốc Sở Y tế Bến Tre.
- Phóng viên (PV): Thưa ông, thời gian gần đây phần lớn gia đình có trẻ mới sinh trên địa bàn tỉnh từ chối tiêm vaccin viêm gan B cho trẻ. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?
- Bác sĩ Nguyễn Văn Thắng (BS NVT): Tôi xin khuyến cáo là các bậc phụ huynh nên tiếp tục cho trẻ tiêm vaccin viêm gan B. Mặc dù trong thời gian qua có một số trẻ ở Quảng Trị tử vong sau tiêm vaccin nhưng cho đến nay chưa có kết luận nào xác định là do vaccin, do dây chuyền lạnh bảo quản hay cơ địa của trẻ. Để đảm bảo an toàn, Bộ Y tế đã chỉ đạo dừng ngay 2 lô vaccin này. Các cơ sở tiêm chủng trên địa bàn Bến Tre cũng đã ngưng tiêm hai lô vaccin như chỉ đạo của Bộ Y tế.
Đối với trường hợp gia đình không đồng ý tiêm thì cơ sở y tế sẽ lập biên bản xác nhận và chúng tôi loại trừ, không tiêm cho các trường hợp này.
Nên tiếp tục cho trẻ tiêm vacxin viêm gan B

- PV: Sở Y tế đã có động thái nào để đảm bảo an toàn cho việc tiêm vaccin benh gan sieu vi B cho trẻ, thưa ông?
- BS NVT: Để tránh tình trạng xảy ra sự cố đáng tiếc, Sở Y tế có văn bản chấn chỉnh các cơ sở khám, chữa bệnh, kể cả các cơ sở y tế tư nhân, yêu cầu kiểm tra toàn bộ quy trình tiêm chủng, dây chuyền lạnh, khám phân loại bệnh cho trẻ và tiêm. Giải pháp của ngành y tế Bến Tre trong tiêm vaccin viêm gan B đối với trẻ sơ sinh là tiêm sau khi sinh từ 8-10 giờ, không nên tiêm ngay sau khi lọt lòng mẹ. Bởi, khoản thời gian này thích hợp, đủ cho trẻ ổn định sau sinh, bác sĩ phân loại bé có bệnh nào liên quan đến chống chỉ định trong tiêm chủng và cũng còn trong giới hạn 24 giờ như khuyến cáo. Việc tiêm chủng không thực hiện riêng lẻ tại giường hậu sinh như trước đây mà có phòng tiêm vaccin tập trung và trẻ sẽ được theo dõi xuyên suốt 30 phút sau tiêm.
Đối với chương trình tiêm chủng mở rộng hàng tháng, chúng tôi đã chỉ định các cơ sở kiểm tra, chấn chỉnh quy trình, nhất là khâu bảo quản vận chuyển vaccin. Mỗi buổi chỉ giới hạn tiêm khoảng 50 trẻ, cho nên ở những địa phương có đông trẻ sẽ tổ chức tiêm chủng trong 2-3 ngày.
- PV: Nhiều phụ huynh không cho trẻ tiêm vaccin viêm gan siêu vi B mũi đầu tiên sau sinh sẽ ảnh hưởng gì đến chương trình tiêm chủng mở rộng, thưa bác sĩ?
- BS NVT: Nói chung là không ảnh hưởng. Tuy nhiên, việc bé không được tiêm vaccin viêm gan B trong 24 giờ sau sinh thì hiệu quả kháng thể bảo vệ cho trẻ không cao, đặc biệt là các bé có mẹ mắc viêm gan siêu vi B thì xác suất lây nhiễm từ mẹ cao hơn nhiều lần.

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013

Vaccine mới mang lại hy vọng cho người viêm gan B

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, mỗi năm, có khoảng 600.000 người trên thế giới tử vong do bệnh Viem gan B, và trung bình có khoảng 400 triệu người bị mắc bệnh này.
Bà Michal Ben Attar - Tổng giám đốc Công ty dược SciVac cho biết: “Loại vaccine mới này sẽ làm nên một cuộc cách mạng trong việc chữa bệnh viêm gan B. Sẽ không có nhiều người phải chết vì căn bệnh này. Chúng ta đã có thể loại trừ các bệnh đậu mùa, bệnh bạch hầu, uốn ván. Bạn không thể tìm thấy các bệnh này trên thế giới nữa. Và tôi tin rằng loại vaccine này có thể làm điều đó với bệnh viêm gan B."
Vaccine mới mang lại hy vọng cho người bị benh viem gan sieu vi B.
Hiện tại, thế hệ vắc xin thứ 2 điều trị bệnh Viêm gan B đã được sử dụng khoảng 20 năm, nó chứa 1 protein đề kháng với virus viêm gan B, và theo thống kê của công ty dược SciVac, 10% trẻ sơ sinh và 25% số người tuổi trên 40 không có phản ứng với loại vắc xin này. Trong khi đó, loại Vắc xin mới - là thế hệ thứ 3, chứa đến 3 tế bào protein đề kháng với virus viêm gan B.
"Vaccine này hướng tới mục đích nhằm cho các nhóm yếu, các nhóm có nhiều nguy cơ mắc bệnh Viêm gan B như lực lượng y tế hoặc quân đội. Nó cũng nhằm mục đích cho các nhóm ít phản ứng như bệnh nhân HIV, bệnh nhân tiểu đường, các nhóm có khả năng miễn dịch yếu", PV bà Tova Katz cho biết.
Tính đến nay, SciVac đã phân phối hơn một nửa triệu liều vaccine. Vaccine này cũng đã được đăng ký sử dụng ở Ấn Độ, Hồng Kông, Việt Nam, Philippines và một số nước châu Phi như Congo, Ghana và Guinea Xích đạo.
Hiện loại vaccine này cũng đang được mở rộng cung cấp cho các quốc gia, các tổ chức y tế với giá cạnh tranh. Dự báo đến cuối năm nay, sẽ có khoảng 2,3 triệu liều được sử dụng để phòng ngừa bệnh viêm gan B

Thứ Tư, 14 tháng 8, 2013

Bệnh gan do xăm trổ

Thời gian gần đây, anh Tuấn (ở Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội) thấy mệt mỏi, chán ăn, lại hay buồn nôn và tức bụng, đi khám anh ngỡ ngàng biết mình bị virut viêm gan B. Anh băn khoăn vì mình chưa từng truyền máu thì làm sao lại nhiễm virus? Tuy nhiên, khi bác sĩ nhìn thấy những hình săm trổ trên người anh, giải thích về các đường lây đôi khi không phải từ truyền máu mà có thể từ các dụng cụ không đảm bảo đưa vào cơ thể; bản thân anh lại chưa tiêm phòng viêm gan... thì anh im lặng.


Theo ThS Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng phòng Virus ký sinh trùng, BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư, nhiều người cứ nghĩ virus viêm gan lây qua đường truyền máu; mình chưa từng truyền máu bao giờ thì không nhiễm virus được... nhưng thực ra, virus viem gan B lây "tinh vi" hơn nhiều.
Để phòng nhiễm viêm gan virus, mọi người cần chủ động đi tiêm phòng (nếu xét nghiệm âm tính với virus viêm gan B). Ngoài ra, phải chống lại đường vào của virus bằng cách: Không săm trổ với các dụng cụ bẩn, không dùng chung đồ dễ gây chảy máu với người khác (như dụng cụ lấy ráy tai, kim tiêm...).

Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

Đi tìm nguyên nhân trẻ tử vong sau khi tiêm vắcxin ngừa viêm gan B

Sáng 20/7 vừa qua, tại Khoa Sản của Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị có 3 trẻ sơ sinh lần lượt bị tử vong sau khi được tiêm vắcxin ngừa viem gan B. Biến cố này đã làm cho người thân của các bé cùng với cán bộ, nhân viên đang công tác tại Bệnh viện Hướng Hóa hết sức bàng hoàng.
Sau khi thông tin về cái chết của 3 trẻ sơ sinh do tiêm chủng vắcxin ngừa viêm gan B được phát đi, đích thân Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chỉ đạo một đoàn công tác khẩn cấp do GS.TS Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương dẫn đầu cùng với lãnh đạo các ngành liên quan nhanh chóng có mặt tại Hướng Hóa để phối hợp cùng với chính quyền địa phương họp bàn, tìm phương án giải quyết và xác định nguyên nhân dẫn đến trường hợp tử vong trên.
Theo hồ sơ lưu tại Khoa Sản của Bệnh viện Hướng Hóa thì 3 trẻ sơ sinh xấu số này là con của 3 gia đình gồm: vợ chồng anh Nguyễn Đình Đạo (35 tuổi) và chị Nguyễn Thị Nga (30 tuổi), trú tại khóm Đông Chính, Thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa; Vợ chồng anh Nguyễn Minh Tiến (41 tuổi) và chị Trần Thị Hà (40 tuổi), trú khóm 3B, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa; vợ chồng anh Hồ Văn Hang (20 tuổi) và chị Hồ Thị Du (18 tuổi), trú Bản 7, xã Thuận, huyện Hướng Hóa. Theo ghi nhận thì cả 3 sản phụ Nga, Hà và Du đều nhập viện trong ngày 19/7 với tình trạng sức khỏe bình thường.
Cả 3 trẻ sơ sinh đều được chào đời trong đêm 19/7 bằng phương pháp sinh thường, sau khi sinh các cháu đều rất khỏe mạnh, bú tốt và có cân nặng từ 3,1 đến 3,4kg. Khoảng 8 giờ sáng ngày 20/7, y tá trực Nguyễn Thị Thuận - một cán bộ có thâm niên 20 năm công tác tại Khoa Sản của Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa tiến hành tiêm vắcxin phòng ngừa benh viem gan sieu vi B cho các cháu. Sau khi tiêm được chừng 10 phút, các cháu có triệu chứng tím tái, khó thở và tử vong ngay sau đó trong sự xót xa, bàng hoàng của cả người thân lẫn các nhân viên của bệnh viện.
Anh Nguyễn Đình Đạo, bố của 1 trong 3 đứa trẻ sơ sinh xấu số kể lại rằng: Đứa con thứ 2 của vợ chồng anh được ra đời sau 12 năm chờ đợi, cháu lọt lòng mẹ lúc 23 giờ 15 phút đêm 19/7 và sau đó được bố trí về nằm chung phòng cùng với sản phụ Hà và Du. Tất cả người thân của 3 gia đình có sản phụ nằm chung phòng hôm đó rất vui vì những người thân của họ đều vượt cạn an toàn, các cháu được sinh ra rất khỏe mạnh… Thế nhưng, không ai có thể ngờ được, chỉ sau khi chào đời có mấy giờ đồng hồ các cháu đều đã tử vong sau khi được tiêm chủng vắcxin ngừa virut viêm gan B.
Tại hiện trường nơi xảy ra sự cố đáng tiếc này, ông Trần Văn Thành - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cho biết: "Số vắcxin viêm gan B dành cho trẻ sơ sinh tiêm cho các cháu nằm trong chương trình tiêm chủng quốc gia, sản xuất năm 2012 và hạn dùng là năm 2015, do Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Trị cấp cho Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa. Sau khi xảy ra sự việc, chúng tôi đã thông tin đến các đơn vị trong ngành, đồng thời đã niêm phong lô vắcxin này và gửi cho các cơ quan liên quan điều tra làm rõ".
Ngay sau khi sự cố quan trọng này xảy ra, thân nhân của những gia đình có con bị tử vong và rất nhiều người hiếu kỳ đã tập trung tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa để nghe ngóng thông tin từ cơ quan hữu trách. Đầu giờ chiều cùng ngày, Đội pháp y của Công an tỉnh Quảng Trị đã có mặt tại Bệnh viện huyện Hướng Hóa để tiến hành thủ tục khám nghiệm tử thi các cháu. Đến khoảng 16 giờ, mọi công việc khám nghiệm, lấy mẫu đã hoàn tất, thi thể các cháu bé được chuyển giao cho gia đình đem về mai táng…
Trả lời câu hỏi của báo giới về nguồn gốc của lô vắcxin đã được Bệnh viện Hướng Hóa sử dụng này, bác sĩ Lâm Chí Đức - Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Huyện Hướng Hóa cho biết: Ngay sau sự cố đáng tiếc này, chúng tôi đã nhận chỉ thị của lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Trị là tạm ngừng việc tiêm chủng vắcxin ngừa viêm gan B cho trẻ sơ sinh trên địa bàn.
Ngoài việc niêm phong lọ vắcxin đã tiêm cho 3 trẻ nói trên và 29 lọ vắcxin còn lại tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Quảng Trị) còn tiếp tục niêm phong toàn bộ 107 lọ vắcxin (cùng nằm trong lô vắcxin V-GB 020812E và lô V-GB 030812E được sản xuất tháng 9/2012, có hạn sử dụng đến năm 2015, do Công ty Vắcxin sinh phẩm số 1 cung cấp) đang tồn kho tại trung tâm, để phục vụ điều tra.
Có mặt tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa, ông Nguyễn Đức Chính - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cho biết: Ngày 21/7, Đoàn công tác của Bộ Y tế cùng với Viện Pasteur Nha Trang… sẽ có mặt tại Quảng Trị để trực tiếp chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, đồng thời điều tra nguyên nhân dẫn đến sự cố nói trên. Nếu đội ngũ y, bác sĩ trực của bệnh viện làm đúng quy trình, nguyên nhân tử vong do vắcxin viêm gan B thì Bộ Y tế phải làm rõ trách nhiệm của đơn vị cung cấp số vắcxin và nguồn gốc lô vắcxin này. Ngược lại, nếu đội ngũ y, bác sĩ trực tiêm vắcxin viêm gan B không thực hiện đúng theo quy trình, thì chúng tôi sẽ xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật. Chúng tôi đã giao cơ quan chức năng kiểm tra lại toàn bộ quy trình chuyên môn của đội ngũ y, bác sĩ trực để xem có sai sót gì không.
Trong cuộc họp khẩn cấp giữa lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, lãnh đạo ngành Y tế với lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa, các nhân viên y tế cho biết: Trong ngày tiêm vắcxin cho 3 trẻ sơ sinh và xảy ra sự cố, khu vực Bệnh viện Hướng Hóa bị mất điện từ 5 giờ đến 12 giờ. Như vậy, trong khoảng thời gian đó những lọ vắcxin được dùng để tiêm chủng cho 3 trẻ sơ sinh xấu số được lưu giữ trong tình trạng tủ lạnh không hoạt động.
Tuy nhiên, ông Trần Văn Thành, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, giải thích về vấn đề này rằng: Việc mất điện không ảnh hưởng đến quá trình bảo quản vắcxin. Vì vắcxin trong nhiệt độ bảo quản từ 2-8OC thì thuốc bền vững tới 4 năm, nhiệt độ 37OC trong 4 tuần, trên 45OC trong vài ngày…
Nhằm làm dịu đi nỗi đau mất mát của những gia đình có trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm chủng vắcxin ngừa viêm gan B tại Bệnh viện Đa khoa huyện Hướng Hóa, ông Nguyễn Đức Chính đã cử các đoàn cán bộ từ cấp tỉnh, huyện, ngành đến thăm hỏi, động viên và chia sẻ nỗi đau cùng với những gia đình có trẻ sơ sinh tử vong, đồng thời hỗ trợ mỗi gia đình 8 triệu đồng để chi dùng trong việc mai táng.
Lãnh đạo ngành Y tế Quảng Trị họp bàn về vụ việc.
Sau khi có mặt tại Hướng Hóa, GS.TS Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương; ông Đỗ Mạnh Hùng - Viện trưởng Viện Pasteur Nha Trang; Bộ Y tế đã có một cuộc họp kín (không cho báo chí tham dự) với lãnh đạo địa phương và ngành Y tế tỉnh Quảng Trị về việc 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vắcxin ngừa viêm gan B.
Sau phiên họp, ông Trần Văn Thành, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, cho biết các thành viên trong hội đồng xác định đây là chùm ca bệnh. Cả 3 trẻ sơ sinh tử vong về lâm sàng đều diễn biến nhanh giống nhau: tím tái khó thở, lịm đi trong vòng 10 phút sau khi tiêm. Kết quả đại thể, có biểu hiện xuất tiết, xung huyết, xuất huyết đa phủ tạng. Nguyên nhân tử vong là sốc phản vệ chưa rõ nguyên nhân. Hội đồng bác bỏ yếu tố bệnh lý của trẻ vì tiền sử thai nghén bình thường, đẻ thường, khỏe mạnh, bú tốt, cân nặng từ 3,1 đến 3,4kg.
Cũng trong cuộc họp này, Hội đồng khẳng định ít nghĩ đến nguyên nhân do vắcxin, tuy nhiên không loại trừ trường hợp này. Cả nước có khoảng 600.000 liều thuốc thuộc hai lô này đã được sử dụng mà không có trường hợp phản ứng nào. Vắcxin được kiểm định có giấy phép xuất xứ từ Viện Kiểm định quốc gia vắcxin và Sinh phẩm y tế. Tuy nhiên, Hội đồng cũng khẳng định việc bảo quản vắcxin tại Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa chưa đúng theo quy định, ghi chép quản lý hằng ngày không lưu vỏ theo quy định. Không triển khai tiêm vắcxin tại phòng tiêm riêng mà tiêm ngay tại phòng bệnh. Trên cơ sở đó, Hội đồng thống nhất gửi mẫu vắcxin, mẫu nghiệm não, phổi, gan, thận đến phòng thí nghiệm quốc gia, quốc tế để xét nghiệm kiểm định chất lượng vắcxin và các chất lạ có trong mẫu nghiệm.
Được biết, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị còn hơn 1.000 liều vắcxin viêm gan B do viện Pasteur Nha Trang cung cấp từ chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Còn trên địa bàn 11 tỉnh miền Trung, Viện Pasteur Nha Trang đã cung cấp 112.000 liều. Số vắcxin này vẫn tiếp tục được tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sơ sinh.
Có thể nói rằng, sau sự cố 3 trẻ sơ sinh bị tử vong sau khi được tiêm vắcxin, người dân đều lo lắng bởi không biết có nên tiếp tục tiêm vắcxin viêm gan B cho trẻ sau khi sinh hay không. Vào thời điểm này thì Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) đã phát Văn bản khẩn cấp số 11571/ QLD-CL đề nghị tạm ngừng sử dụng trên toàn quốc số lô vắcxin có ký hiệu V-GB020812E và V-GB030812E, HSD: 7/2015, SĐK: QLVX-0376-11 do Công ty TNHH MTV Vắcxin và Sinh phẩm y tế số 1 (Vabiotech) sản xuất vì liên quan đến việc 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm chủng ở Hướng Hóa, Quảng Trị.
Những lô vắcxin khác vẫn được tiêm chủng cho trẻ sơ sinh bình thường. Theo GS.TS Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương - Chủ nhiệm Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia thì việc tiêm chủng vắcxin ngừa viêm gan B sau sinh 24 giờ là rất quan trọng. Bởi nó phòng ngừa được đến 90% khả năng lây nhiễm viêm gan B từ mẹ sang con. Tiêm càng muộn thì tỉ lệ phòng ngừa càng giảm đi và đương nhiên là khả năng lây nhiễm cho trẻ sơ sinh sẽ rất lớn.
Người thân đau xót khi trẻ sơ sinh qua đời.
Nói thêm về việc tiêm chủng vắcxin viêm gan B trong Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, TS Nguyễn văn Cường - Phó trưởng ban điều hành Dự án tiêm chủng mở rộng, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết: vắcxin viêm gan B được đưa vào triển khai thí điểm trong chương trình tiêm chủng mở rộng từ năm 1997. Đến năm 2003, vắcxin viêm gan B được triển khai tiêm chủng cho tất cả trẻ em dưới 1 tuổi trong toàn quốc. Lịch tiêm vắcxin viêm gan B cho trẻ dưới 1 tuổi là 3 mũi. Mũi đầu tiên vắcxin viêm gan B còn gọi là liều tiêm viêm gan B sơ sinh.
Việc tiêm viêm gan B sơ sinh trong vòng 24 giờ được thực hiện trong tiêm chủng mở rộng từ năm 2006. Vắcxin tiêm viêm gan B được đánh giá là một trong những vắcxin an toàn nhất. Tất cả các lô vắcxin viêm gan B đều được kiểm định đảm bảo an toàn đạt tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam cũng như của Tổ chức Y tế thế giới trước khi phân phối để sử dụng…
Đối với trường hợp 3 trẻ sơ sinh tử vong vào thời điểm này kết luận ban đầu đã được đưa ra. Tuy nhiên, một số chuyên gia của ngành Y tế vẫn còn đưa ra nhiều ý kiến khác nhau về việc có nên hay không nên tiêm phòng viêm gan B mũi 24 giờ sau khi sinh.
Giáo sư Nguyễn Đình Bảng, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm định vắcxin và Sinh phẩm y tế quốc gia, thành viên Hội đồng Tư vấn vắcxin sinh phẩm Bộ Y tế rất băn khoăn với việc các cơ sở y tế thực hiện tiêm vắcxin viêm gan B cho trẻ ngay sau khi sinh. Giáo sư Nguyễn Đình Bảng cho biết, chỉ nên tiêm sớm cho các cháu có mẹ bị nhiễm viêm gan B, thay vì tiêm vắcxin viêm gan B đại trà cho các cháu ngay sau khi sinh như hiện nay.
Khi mà các chuyên gia y tế đang nóng lòng chờ đợi kết quả xét nghiệm từ những mẫu đã lấy được qua vụ 3 trẻ sơ sinh bị tử vong ở Bệnh viện Đa khoa Hướng Hóa, Quảng Trị thì ngày 22/7, ngành Y tế tỉnh Bình Thuận đã thông báo trên địa bàn của họ có 1 trẻ sơ sinh đã tử vong sau khi tiêm chủng vắcxin ngừa viêm gan B.
Rõ ràng, những thông tin buồn từ những vụ trẻ sơ sinh tử vong ngay sau khi được tiêm chủng vắcxin ngừa viêm gan B đã làm cho mọi người dân, đặc biệt là các sản phụ đang vào kỳ sinh nở trên toàn quốc lo lắng…
Hy vọng rằng, các kết quả xét nghiệm từ vụ Hướng Hóa sẽ sớm hóa giải được nguyên nhân dẫn đến những cái chết đau lòng của trẻ sơ sinh. Hơn thế nữa, những kết luận mang tính khoa học sẽ mang lại sự bình an cho nhiều sản phụ và giúp họ yên tâm hơn khi đưa con mình đến tham gia vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia…

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

Những phương thuốc giải độc Gan hiệu nghiệm

Những phương thuoc giai doc gan hiệu nghiệm
Mặt mụn mặt nám:
Nhân trần (Tây Ninh) chặt nhỏ………. 20g
Hoa Cúc (vàng hay trắng) ………….. 20g
Kim Ngân hoa …………………….. 20g
Hãm với 1 lít nước sôi, lọc bỏ bã, uống cả ngày.
Gan thô (xơ gan giai đoạn đầu, vàng da vàng mắt, táo bón):
Diệp Hạ châu tươi ……………. 100g (khô 50g)
Bán chi liên khô ……………. 20g
Bạch hoa xà thiệt thảo thảo tươi …… 100g (khô 40g)
Nấu với 1 lít nước, sôi 30 phút, lọc bỏ bã, uống cả ngày.
Benh viem gan sieu vi B, C, men gan tăng cao, xơ gan giai đoạn đầu:
Phương thuốc 1:
Diệp hạ châu tươi ………….. 100g
Cỏ mực tươi ……………….. 100g
Gan heo tươi ………………. 100g
Thơm tươi (dứa, khóm) gọt bỏ vỏ, bỏ mắt. 500g.
Cách làm:
Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, để vào trong thố sành hay thủy tinh. Đổ nước ngập dược liệu. Chưng cách thủy 1 giờ, chắt lấy nước cốt uống cả ngày. Mỗi tuần dùng 3 ngày.Phương thuốc 2:
Hổ trượng căn ………….. 50g
Táo tàu ……………….. 10 quả
Ngũ vị tử ……………. 20g
Sắc với 5 chén nước (1 lít), còn lại 1 chén rưỡi (300ml), uống ấm 3 lần trong ngày, mỗi lần nửa chén.
Sirô giải độc gan:
Phương thuốc:
- Chuối sứ chín 10 trái, lột bỏ vỏ, thái mỏng.
- Cam sành 2 trái rửa sạch thái mỏng cả vỏ cả hột.
- Đường cát ………. 50g
- Trái thơm chín 1 trái (200g) cắt bỏ vỏ, bỏ mắt rửa sạch để ráo, thái mỏng.
Cách làm:
- Dùng 1 bình thủy tinh 3 lít. Xếp thứ tự 1 lớp chuối rắc 1 lớp đường cát, 1 lớp cam, 1 lớp đường, 1 lớp thơm, 1 lớp đường cho tới khi hết dược liệu. Dùng vải màng hay gạc sạch đậy trên nắp bình nhưng chưa đậy kín. Để 12 giờ sau hãy đậy kín bình bằng nắp bình. Sau 7 ngày toàn bộ chuối, cam, thơm sẽ nổi lên, có nước cốt. Gạn lấy nước cốt chuối, cam, thơm. Cứ 1 phần nước cốt thì pha vào 1 phần mật ong. Trộn đều để dành hoặc để tủ lạnh dùng dần.
- Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 1 muỗng canh, trước hoặc sau khi ăn.
Công năng:
- Trị gan bị nhiễm độc (lở ngứa, mụn nhọt, men gan tăng cao, rối loạn chuyển hóa lipid…)
- Hỗ trợ điều trị lao phổi (giúp ăn ngon, ngủ ngon, tăng cân. Khỏi bệnh sớm hơn thời gian dự kiến điều trị).
- Suy nhược thần kinh (hay quên, lo âu phiền muộn, mất ngủ…)
- Bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, tăng cường tuần hoàn máu và khả năng sinh lý, bảo vệ gan thận, điều trị và dự phòng loãng xương.

Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Triệu chứng của bệnh viêm gan B như thế nào

Viêm gan B có thể chia làm nhiều loại: cấp, mãn hay thể kéo dài. Tuy mỗi dạng có những đặc trưng riêng, nhưng đều có chung một số trieu chung viem gan B sau:
Người mới bị viêm gan virus B cấp, thường bị sốt nhẹ trong những ngày đầu của bệnh. Tuy nhiên, những người bị viêm virus B mãn cũng có thể sốt nhẹ nhưng bệnh nhân thường bị sốt thất thường vào chiều.
Bệnh nhân có cảm giác người rất mệt mỏi, không muốn ăn uống, không muốn đi lại. Triệu chứng này tồn tại ở đa số bệnh nhân với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân viêm gan virus B chỉ có triệu chứng mệt mỏi là duy nhất.

Bệnh nhân có thể có rối loạn tiêu hoá, thể hiện: khi ăn vào ậm ạch khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, nát… Đặc biệt, với những trường hợp virut viêm gan B có ứ mật nặng thì phân bị bạc màu.
Bệnh nhân có nước tiểu vàng. Có nhiều bệnh nhân bị viêm gan B không thẻ hiện những triệu chứng trên mà chỉ có hai triệu chứng là mệt mỏi và đi tiểu vàng.
Một số bệnh nhân có biểu hiện đau tức vùng gan.
Triệu chứng vàng da. Điều này rất có ý nghĩa thúc đẩy người bệnh nghĩ đến việc mình bị viêm gan và đi khám bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân bị viêm gan B mà không hề bị vàng da. Lúc này, cần để ý tới các triệu chứng khác để nghĩ đến khả năng bị viêm gan B.
Khi bệnh nhân có các triệu chứng nêu trên mà xét HBsAg (+) dương tính và men gan tăng thì khả năng chắc chắn là bị viêm gan do virut viem gan B.

Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013

Chung sống hòa bình với bệnh viêm gan siêu vi

Gần 1.000 câu hỏi của bạn đọc về benh viem gan sieu vi B, C và A được gửi đến các bác sĩ tham gia tư vấn trực tuyến chứng tỏ mức độ “nóng” và sự quan tâm đặc biệt của bạn đọc đến căn bệnh thời sự này.
Rất nhiều bạn đọc đã hỏi bệnh lây truyền bằng cách nào, phòng ngừa được không. Thậm chí có bạn đọc còn lo lắng không biết ăn uống chung với người bị viêm gan siêu vi có bị lây bệnh. Các bác sĩ cho biết bệnh viêm gan siêu vi A thường lây qua đường tiêu hóa, biểu hiện bệnh chủ yếu vào giai đoạn cấp tính, không để lại hậu quả và di chứng lâu dài về sau.
Riêng viêm gan siêu vi B và C lây truyền qua ba đường: máu, tình dục và mẹ truyền cho con. Vì vậy để phòng ngừa phải lưu ý không tiêm chích, sử dụng chung những vật dụng có khả năng dính máu với người khác; không sử dụng ma túy; quan hệ tình dục an toàn; thăm khám thai và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi mang thai, đặc biệt ở những bà mẹ mang thai có nhiễm siêu vi B, C.
Bệnh viêm gan siêu vi B có thể điều trị khỏi được không? Sao cùng bị benh gan sieu vi B nhưng có người phải điều trị, có người thì không? Phác đồ điều trị như thế nào, kéo dài bao lâu? Câu hỏi này của bạn Trần Trung Long, 21 tuổi, cũng là điều hàng trăm bạn đọc khác băn khoăn hỏi các bác sĩ.
Giải đáp vấn đề này, ThS. BS Lê Thị Tuyết Phượng - phó khoa nội tiêu hóa Bệnh viện Nhân Dân 115 - cho biết viêm gan siêu vi B có hai dạng, một là cấp tính: có thể khỏi hoàn toàn và tạo được kháng thể miễn dịch suốt đời. Việc điều trị trong giai đoạn cấp đa số chỉ cần nghỉ ngơi và có các biện pháp hỗ trợ thích hợp. Hai là mãn tính: nếu ở dạng không hoạt động chỉ cần theo dõi định kỳ, chưa cần điều trị đặc trị. Nếu ở dạng hoạt động, căn cứ vào trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị đặc trị dạng uống hoặc chích. Thời gian điều trị tùy từng bệnh nhân nhưng thông thường phải kéo dài từ một đến vài năm, thậm chí một số người phải điều trị suốt đời.
Theo bác sĩ Phượng, khi bị nhiễm virut viem gan B mãn tính, mục tiêu của điều trị là làm sao thải trừ được virut đến mức không phát hiện được trong máu, hạn chế tối đa gây tổn thương gan, hạn chế tỉ lệ xơ gan, ung thư gan. Tỉ lệ bệnh nhân được chữa khỏi hẳn siêu vi B mãn tính rất thấp.
Kết hôn, sinh con bình thường
Bị viêm gan siêu vi B có nên lập gia đình và sinh con không, nếu có thì cần lưu ý gì? Băn khoăn của bạn Lương Quốc Sinh, 24 tuổi, được TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa - phó chủ nhiệm bộ môn nhiễm Đại học Y dược TP.HCM - khẳng định người bị nhiễm siêu vi B vẫn lập gia đình và có con bình thường. Nếu mang thai mà có HBeAg dương tính thì có thể truyền siêu vi B cho con.
Tuy nhiên, hiện nay tất cả bé sinh từ mẹ bị nhiễm siêu vi B đều được chích văcxin và dùng HBIg ngay sau sinh để được bảo vệ trong tháng đầu đời. Trẻ cũng cần được xét nghiệm HBsAg và antiHBs sau 18 tháng để bảo đảm việc chủng ngừa theo chương trình tiêm chủng mở rộng là hiệu quả và có kháng thể bảo vệ. Ngoài ra, viêm gan siêu vi B không lây từ cha sang con, chỉ lây từ mẹ sang con.
Phụ nữ mang thai bị bệnh viêm gan siêu vi B có chữa trị được không? Khi nào tiến hành chữa trị? Cần kiêng ăn, uống gì? TS.BS Phạm Thị Lệ Hoa cho biết phụ nữ mang thai nhiễm viêm gan siêu vi B không có tăng men gan và chưa điều trị thì không cần điều trị cho đến khi sinh đủ số con mong muốn. Khi không còn muốn mang thai thêm, có thể cân nhắc các chủ định điều trị để kiểm soát virut và phòng ngừa biến chứng xơ gan, ung thư gan. Trong trường hợp bệnh đã có biến chứng xơ gan hay xơ hóa gan nặng thì nên tránh mang thai vì có thể nguy hiểm cho mẹ.
Một bạn đọc nam bị viêm gan siêu vi B đặt câu hỏi bị bệnh viêm gan siêu vi B có ảnh hưởng đến tinh trùng hoặc khả năng có con, có lây nhiễm cho vợ? ThS. BS Lê Thị Tuyết Phượng giải thích nếu người vợ đã chích ngừa viêm gan B và có đủ kháng thể bảo vệ thì sẽ không bị lây nhiễm từ chồng và ngược lại. Nhiễm viêm gan B ở dạng không hoạt động sẽ không ảnh hưởng đến tinh trùng hoặc khả năng có con, tuy nhiên nếu viêm gan mãn hoặc xơ gan sẽ có ảnh hưởng.
Khi nào chuyển sang xơ gan, ung thư?
Một số bạn đọc còn lo lắng về nguy cơ chuyển sang ung thư gan, khi nào và mất bao nhiêu thời gian thì viêm gan siêu vi B, C sẽ chuyển sang ung thư gan? BS Trần Nguyên Hà - trưởng khoa nội 4 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - cho biết cả viêm gan siêu vi B và C đều được coi là yếu tố nguy cơ gây ung thư gan. Tuy nhiên, không phải ai bị viêm gan B, C cũng sẽ chuyển sang xơ gan hay ung thư nếu có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thích hợp. Người bị bệnh vẫn có thể sống chung với viêm gan siêu vi mà không chuyển qua xơ gan hay ung thư gan (chỉ có một tỉ lệ nhỏ bệnh viêm gan mãn tính kết hợp với nhiều yếu tố nguy cơ khác mới dẫn đến xơ gan và ung thư gan).
Khi đến giai đoạn ung thư gan là bó tay phải không bác sĩ? Trả lời câu hỏi này của bạn đọc Nguyễn Thị Mão, 78 tuổi, BS Trần Nguyên Hà cho biết tùy giai đoạn của bệnh mà tiên lượng của người bị bệnh ung thư gan có khác nhau. Nếu phát hiện sớm, bướu còn nhỏ và không có bệnh lý gan khác đi kèm như xơ gan thì phẫu thuật là phương pháp có thể điều trị tận gốc. Nếu không phẫu thuật được, cũng có những phương pháp khác để điều trị như TOCE, TACE, phẫu thuật đông lạnh, diệt bướu bằng sóng cao tần... Ngoài ra mới đây người ta còn điều trị ung thư gan giai đoạn trễ bằng thuốc sinh học hay còn là liệu pháp nhắm trúng đích.

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Một số hiểu biết về bệnh viêm gan siêu vi B

Bệnh viêm gan siêu vi B (VGSV B) là bệnh gây tổn thương gan do nhiễm virút viêm gan B. Trên thế giới hiện có khoảng 2 tỷ người nhiễm VGSV B, trong đó có 400 triệu người viêm gan mạn và có khoảng 600 ngàn người chết mỗi năm do hậu quả của VGSV B cấp và mạn tính.
VGSV B đang là mối quan tâm của cộng đồng khi có khoảng 25% trường hợp nhiễm siêu vi B mạn tính sẽ tiến triển thành xơ gan và có đến 2,5% số bệnh nhân xơ gan mỗi năm có nguy cơ bị ung thư gan. Khi đã mắc bệnh thì việc điều trị khá phức tạp, tốn kém… Tuy nhiên, bệnh có thể phòng tránh với một vaccine an toàn và hiệu quả.
* Khả năng lây nhiễm cao
VGSV B lây truyền từ người này sang người khác qua việc tiếp xúc với máu hoặc những dịch khác của cơ thể người nhiễm virus viêm gan B. Cách thức lây nhiễm của VGSV B giống như cách lây truyền của virus HIV, nhưng khả năng lây nhiễm của virus viêm gan B cao gấp 50 - 100 lần HIV. VGSV B lây truyền chủ yếu qua đường máu, qua quan hệ tình dục và lây truyền trực tiếp từ mẹ sang con.
Lây truyền từ mẹ sang con là đường lây truyền quan trọng nhất. Bệnh viêm gan B có thể lây qua hoạt động tình dục cùng giới hoặc khác giới; truyền máu hoặc chế phẩm máu… Một số nguyên nhân khác như xăm người, châm cứu, xỏ lỗ tai với vật dụng không được tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi B.
* Các giai đoạn của bệnh
Thời gian ủ bệnh của virut viêm gan B khoảng 90 ngày, nhưng có thể thay đổi từ 30-180 ngày. Virus được phát hiện từ 30-60 ngày sau khi nhiễm và tồn tại trong cơ thể một thời gian dài sau đó. VGSV B không lây qua nước hoặc thực phẩm và các tiếp xúc thông thường.
Bệnh VGSV B thường trải qua hai giai đoạn: Viêm gan cấp tính và viêm gan mạn tính. Giai đoạn đầu là giai đoạn viêm gan cấp tính với các triệu chứng có thể kéo dài nhiều tuần. Biểu hiện thường gặp gồm có vàng da vàng mắt, mệt mỏi, chán ăn giống cảm cúm, sốt, tiêu phân bạc màu, nước tiểu vàng sậm, buồn nôn, ói mửa và đau bụng…Người bệnh có thể cần vài tháng đến một năm để hồi phục từ các triệu chứng trên. VGSVB cũng gây viêm gan B mạn mà sau đó có thể phát triển thành xơ gan hoặc ung thư gan.
Ở giai đoạn viêm gan mạn tính, đa số các trường hợp thường không có triệu chứng hoặc chỉ có mệt mỏi, suy nhược cơ thể… Nhiễm virus viêm gan B tiến triển đến viêm gan mạn tùy vào độ tuổi lúc nhiễm bệnh, với trẻ nhỏ nhiễm VGSV B thường mắc viêm gan mạn. Ước chừng 25% người trưởng thành mắc bệnh viêm gan mạn do nhiễm lúc còn trẻ tử vong do ung thư hoặc xơ gan bởi VGSV B.
* Chẩn đoán và điều trị
Bệnh viem gan B có thể chẩn đoán bằng xét nghiệm máu. Xét nghiệm HBsAg dương tính có thể do: Nhiễm siêu vi B mạn tính tiến triển; nhiễm trùng đã qua; người lành mang mầm bệnh. Thầy thuốc có thể đề nghị sinh thiết gan nếu nghi ngờ có viêm gan B mạn để đánh giá tổn thương của gan.
Nhiễm VGSV B ở tuổi trưởng thành 80% sẽ tự khỏi, 20% sẽ chuyển sang nhiễm mạn tính. Nhưng nhiễm VGSV B lúc mới sinh hoặc tuổi còn nhỏ thì 90% sẽ chuyển sang thể mạn tính. Do đó tiêm ngừa vaccine VGSV B ưu tiên cho cho đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh thiếu niên..
Vaccine phòng ngừa VGSV B có thể dùng 3 hoặc 4 liều riêng biệt. Việt Nam hiện có khoảng 15% dân số bị nhiễm benh gan sieu vi B, nên nhiều trẻ em và người lớn có khả năng đã bị nhiễm. Do đó cần xét nghiệm trước khi tiêm ngừa xem mình đã bị nhiễm chưa. Xét nghiệm tối thiểu là HBsAg (cho biết có đang nhiễm hay không) và antiHBs (cho biết cơ thể đã được bảo vệ hay chưa). Khi cả hai xét nghiệm này âm tính thì mới chích ngừa. Còn HBsAg (-), antiHBs (+), nghĩa là bệnh nhân đã nhiễm nhưng đã khỏi bệnh, cơ thể đủ sức tạo được kháng thể bảo vệ thì không cần thiết phải chích ngừa. Nhìn chung, tất cả trẻ em và thanh thiếu niên trên 18 tuổi nên được chủng ngừa nếu trước đó chưa từng được tiêm phòng, đặc biệt là nhóm người nguy cơ cao.

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

Bộ Y tế giải thích về việc tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh

Sau sự cố 3 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm vaccine viem gan B tại tỉnh Quảng Trị ngày 20/7, dư luận đang rất quan tâm đến việc ngành Y tế sẽ có những biện pháp hiệu quả nào để giải quyết vấn đề này.
Ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khẳng định, đây là vụ việc rất nghiêm trọng. Ngay sau khi sự việc xảy ra, Bộ trưởng Bộ Y tế đã cử một tổ công tác do GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương dẫn đầu đã tới hiện trường để cùng với các cơ quan của tỉnh Quảng Trị, Hội đồng đánh giá tài nguyên vaccine của địa phương điều tra về dịch tễ, lâm sàng, quy trình tiêm chủng.
Các chuyên gia tìm hiểu quy trình tiêm vaccine
Kết luận điều tra 3 trường hợp trẻ sơ sinh tiêm vaccine bị tử vong là do sốc phản vệ và chưa rõ nguyên nhân. Hiện nay, Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, Bộ Công an làm rõ nguyên nhân của vụ việc một cách sớm nhất, để có những giải pháp khắc phục kịp thời.
Sau những tai biến nghiêm trọng này, Bộ Y tế đưa ra quyết định vẫn giữ nguyên lịch tiêm chủng viêm gan B trong vòng 24h cho trẻ sơ sinh.
Giải thích rõ hơn về lý do này, ông Nguyễn Văn Bình cho biết, mũi tiêm virut viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24h là nhằm giúp cho trẻ sinh ra phòng bệnh viêm gan B do bà mẹ mang virus viêm gan.
Việt Nam được xác định là nước có tỷ lệ viêm gan B cao, với khoảng từ 10-20% số bà mẹ có thể mang virus viêm gan B. Vì thế, sau nhiều Hội thảo khoa học, Bộ Y tế đã quyết định tổ chức tiêm viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24h..
Hiện nay, chương trình tiêm chủng mở rộng đang thực hiện tiêm 2 loại vaccine viêm gan. Thứ nhất là mũi tiêm trong vòng 24h giờ đầu cho trẻ sơ sinh để phòng bệnh cho trẻ ngay nếu như người mẹ có mang virus viêm gan B. Thứ hai là tiêm viêm gan B vào tháng thứ 2, 3 và 4 để phòng bệnh viêm gan B cho trẻ./.

Ồ ạt đưa con đi chích ngừa dịch vụ

Trong khi dư luận vẫn còn đang “nóng” với vaccine viem gan B làm chết một loạt ba trẻ sơ sinh tại Hướng Hóa, Quảng Trị và Bình Thuận, các sản phụ ở Sài Gòn đua nhau đưa con đến chích ngừa tại các cơ sở dịch vụ.
Báo Tiền Phong cho biết, bất chấp việc Sở Y Tế ồ ạt đổ 25,000 liều vaccine viêm gan B mới đến các cơ sở y tế trực thuộc, bệnh viện sản khoa Hùng Vương, quận 5 vẫn tấp nập các bà mẹ đưa trẻ đến chích ngừa. Tại đây, các bà mẹ có hai loại vaccine để chọn lựa, với giá từ 50,000 đến 80,000 đồng, tương đương 2.5 đô-4 đô một liều. Ðó là chưa kể giá một liều kháng thể đặc hiệu cho viêm gan siêu vi B đến 338,000 đồng, tương đương 16 đô, cần phải chích kèm.
Các bác sĩ ở bệnh viện sản khoa Mekong Sài Gòn, quận Tân Bình cho biết, dù chích ngừa “dịch vụ” tốn nhiều tiền, nhưng đã có hàng trăm sản phụ chọn vaccine “dịch vụ” chích cho con nội một ngày. Một sản phụ vừa sinh con tại bệnh viện Từ Dũ cho biết, nghe tin trẻ chết vì ở Quảng Trị, bà vội vã đưa con đến chích ngừa tại phòng khám dịch vụ.
Trong khi đó, chiều ngày 29 tháng 7, giám đốc Sở Y Tế Quảng Trị cho hay, đã đình chỉ công tác một nữ bác sĩ và một nữ hộ sinh chịu trách nhiệm làm chết ba trẻ sơ sinh sau mũi chích vaccine virut viêm gan B tại bệnh viện Hướng Hóa.
Trước đó, trong sự hoang mang cực độ, hai bệnh viện sản khoa lớn nhất miền Bắc là bệnh viện Phụ Sản Trung Ương và bệnh viện Phụ Sản Hà Nội đã ngừng chích vaccine viêm gan B cho trẻ sơ sinh. Theo báo Lao Ðộng, quyết định của cán bộ lãnh đạo hai bệnh viện này bị cho là “làm trái chỉ thị của Bộ Y Tế.” Chỉ thị này buộc các cơ sở y tế phải tiếp tục chích vaccine viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 tiếng đồng hồ sau khi trẻ lọt lòng mẹ.
Cán bộ lãnh đạo các bệnh viện này nói sẽ ngưng sử dụng vaccine viêm gan B cho trẻ, cho đến khi có kết luận cuối cùng về nguyên nhân khiến ba trẻ sơ sinh chết vì chích ngừa tại Quảng Trị. Họ cho rằng lô vaccine viêm gan B bị buộc phải dùng, trùng với lô vaccine benh gan sieu vi B vừa gây ra cái chết cho một trẻ sơ sinh ở tỉnh Bình Thuận. Các cán bộ này cũng khẳng định rằng, nếu để sự việc đáng tiếc xảy ra tương tự thì bệnh viện phải gánh trách nhiệm chứ không phải Bộ Y Tế.
Ngày 31 tháng 7 vừa qua, Cục Trưởng Cục Y Tế Dự Phòng Nguyễn Văn Bình nói ông không tin rằng vaccine không an toàn. Tuy nhiên, ông này cũng cho hay, sẽ nhờ một công ty ngoại quốc giúp thẩm định phẩm chất vaccine theo yêu cầu của ngành công an Việt Nam.
Cũng mới đây, theo VietNamNet, các cuộc thanh tra cho thấy, nhiều cơ sở y tế phạm lỗi không bảo quản vaccine đúng quy định cũng như không đạt kỹ thuật chích ngừa. Tại tỉnh Quảng Ninh, vaccine không được bảo quản trong phòng lạnh vì nhiệt kế, tủ lạnh... bị hỏng. (PL)

Thứ Năm, 1 tháng 8, 2013

Viêm gan B điều trị như thế nào

Kết quả xét nghiệm viêm gan B của em là CSBT/Ngưỡng QT/PPXN HBsAg dương tính 175.59 [ s/co<1.0 ]. Bệnh của em ở giai đoạn nào, nên điều trị ở đâu? (Trường)
Trả lời:
Chào bạn,
Với kết quả xét nghiệm như trên, chỉ mới có thể nói rằng bạn bị nhiễm siêu vi viêm gan B (gọi tắt là siêu vi B). Đến nay, người ta đã biết ít nhất 6 siêu vi gây bệnh viêm gan, đặt tên A, B, C, D, E, G. Thường gặp nhất ở nước ta hiện nay là viêm gan do siêu vi B và C.
Viêm gan B điều trị như thế nào


Siêu vi B sau khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ đến gan và qua một thời gian mới làm tổn thương tế bào gan gây ra virut viêm gan B. Thời gian đó ngắn hay dài tùy vào sự đáp ứng miễn dịch bảo vệ của cơ thể người đối với siêu vi. Trong giai đoạn này, gan chưa bị tổn thương và dùng thuốc điều trị cũng không giúp ích cho việc kiểm soát hay thải trừ siêu vi bằng chính đáp ứng bảo vệ đang có của cơ thể.
Có những trường hợp đáp ứng bảo vệ đó ổn định, bền vững, kéo dài nên người nhiễm siêu vi vẫn không phát bệnh và có thể “chung sống hòa bình” với siêu vi B suốt đời. Vì vậy, những trường hợp nhiễm siêu vi B nhưng gan chưa bị viêm thì chỉ theo dõi thôi chứ chưa điều trị thuốc kháng siêu vi đặc hiệu.
Vấn đề hiện nay của bạn là phải xác định rõ siêu vi B đã làm cho gan tổn thương hay chưa. Nếu có thì mới tính đến việc điều trị, còn ngược lại sẽ tiếp tục theo dõi. Để làm rõ điều này, bạn nên đến khám ở các bác sĩ chuyên khoa viêm gan. Sau khi thăm khám và dựa vào kết quả các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và quyết định liệu pháp điều trị hay tiếp tục theo dõi phù hợp với tình trạng của bạn.